Chỉ tiêu Hệ số góc Độ lệch chuẩn t Mức ý nghĩa VIF
Hệ số chặn -0,423 0,110 -3,852 0,000 X1 0,092 0,047 1,938 0,054 4,280 X2 0,130 0,047 2,798 0,006 3,468 X3 0,205 0,040 5,164 0,000 4,069 X4 0,266 0,049 5,410 0,000 6,876 X5 0,294 0,040 7,331 0,000 2,122 X6 0,101 0,051 1,979 0,049 4,230 X7 0,044 0,028 1,558 0,121 2,457
(Trong đó: X1: Thu nhập; X2: Đào tạo và thăng tiến; X3: Lãnh đạo; X4: Đồng nghiệp; X5: Đặc điểm công việc; X6: Điều kiện làm việc; X7: Phúc lợi).
Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến đưa vào trong mô hình nhỏ hơn 10, có nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Mức ý nghĩa (Sig.) của các biến X1, X7 lớn hơn 0,05 có nghĩa là có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0 cho rằng không có mối liên hệ tuyến tính giữa sự thỏa mãn với Thu nhập và Phúc lợi. Điều này có nghĩa là vấn đề trong thu nhập và phúc lợi mà chi nhánh đang áp dụng không có tác động đến sự thỏa mãn trong công việc.
Mức ý nghĩa của các biến X2 đến X6 nhỏ hơn 0,05 có nghĩa là 5 biến độc lập có quan hệ tuyến tính với sự thỏa mãn của nhần viên. Kết quả phần tích khẳng định có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận đối thiết Ha cho rằng có mối quan hệ tuyến tính giữa 5 biến độc lập với biến phục thuộc. Độ tin cậy của các biến đều có ý nghĩa ở 95%, có nghĩa các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và hệ số góc (β) lần lượt là: 0,130; 0,205; 0,266; 0,294; 0,101. Hệ số góc đều mang dấu dương (+) nên các biến ảnh hưởng cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc, có nghĩa khi các biến độc lập: đào tạo và thăng tiến,
lãnh đạo, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc biến thiên tăng thì biến phục thuộc (sự thỏa mãn) cũng sẽ tăng tương ứng.
Phương trình hồi quy của mô hình nghiên cứu có dạng:
Y = -0,423 + 0,13×X2 + 0,205×X3 + 0,266×X4 + 0,294×X5 + 0,101×X6
Phương trình hồi quy cho biết, nếu mức độ đồng ý của các biến độc lập tăng thêm một đơn vị thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên tăng tương ứng. Hệ số Beta chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại phụ lục 3.04 cho biết mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới biến phụ thuộc, giá trị Beta chuẩn hóa của biến đồng nghiệp ảnh hưởng lớn nhất (0,327), thứ hai là biến đặc điểm công việc (0,246); thứ ba là biến lãnh đạo (0,24); thứ tư là biến đào tạo và thăng tiến (0,12); thứ năm là biến điều kiện làm việc (0,094).
Như vậy, kết quả phân tích cho thấy sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại Agribank chi nhánh Sông Công phụ thuộc vào 5 yếu tố: đồng nghiệp; đặc điểm công việc; lãnh đạo; đào tạo và thăng tiến; điều kiện làm việc.
3.4. Đánh giá chung sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại Agribank
Chi nhánh Sông Công
3.4.1. Kết quả đạt được
3.4.1.1. Thu nhập
Chính sách về thu nhập được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Agribank, bao gồm lương cơ bản, lương kinh doanh, lương làm thêm giờ, các khoản trợ cấp (kinh phí ăn ca, công tác phí, độc hại kho quỹ, độc hại vi tính...), thưởng. Về cơ bản thu nhập chung trong toàn hệ thống Agribank ở mức khá so với mặt bằng chung của xã hội, mức thu nhập bình quân từ 10 - 15 triệu đồng/người /tháng, kết quả thu nhập phản ánh hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Sông Công.
Chính sách về lương tại Agribank Chinh nhánh Sông Công nói riêng và hệ thống Agribank nói chung được quy định cụ thể và chi tiết. Lương được chia thành hai phần: lương cơ bản và lương kinh doanh. Lương cơ bản được
căn cứ vào trình độ học vấn, thâm niên công tác và phục cấp chức vụ. Lương kinh doanh căn cứ theo doanh số và kết quả kinh doanh của từng đơn vị và thực hiện phân chia theo cơ chế khoán của đơn vị, việc phân chia căn cứ theo kết quả bình xét theo kết quả và hiệu quả công việc đạt được. Chính sách về lương đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch trong hoạt động chi trả cho cán bộ nhân viên, cơ bản đáp ứng nhu cầu và đảm bảo thu nhập.
Chế độ khen thưởng được thống nhất trong toàn hệ thống Agribank và chế độ thưởng được phân chia đều cho người lao động, mức tiền thưởng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Agribank và căn cứ theo kết quả công việc của từng cán bộ nhân viên đạt được trong năm. Khen thưởng là một trong những yếu tố tác động tới mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên, khen thưởng kịp thời có tác dụng kích thích và động viên nhân viên phấn đấu đạt kết quả cao hơn trong công việc.
Các khoản trợ cấp đối với cán bộ nhân viên luôn được Agribank quan tâm và bù đắp xứng đáng cho công sức của người lao động. Agribank thống nhất trong toàn hệ thống kinh phí hỗ trợ ăn ca (680.000 đồng/người/tháng), hỗ trợ kinh phí cho cán bộ nữ nghỉ thai sản (1,5 tháng lương đóng bảo hiểm), hỗ trợ kinh phí độc hại kho quỹ, độc hại vi tính, hỗ trợ công tác phí khi cán bộ thực hiện nhiệm vụ.
3.4.1.2. Đào tạo thăng tiến
Hoạt động đào tạo luôn được Agribank chi nhánh thị xã Sông Công quan tâm ưu tiên và đầu tư đúng mức. Hàng năm Agribank chi nhánh Thị xã Sông Công đều cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo do Agribank tổ chức tại các trường đào tạo cán bộ và tham gia các lớp đào tạo do Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tổ chức. Chương trình đào tạo được xây dựng phù hợp với nhu cầu của đơn vị và thường xuyên đổi mới phương pháp đào tạo. Nội dung đào tạo nghiệp vụ bao gồm thanh toán quốc tế, IPCAS, tập huấn về phòng chống rửa tiền, nghiệp vụ thẻ, bồi dường nghiệp vụ cho cán bộ mới tuyển dụng, bồi
dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kế toán, sản phẩm dịch vụ, kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Năm 2012, cán bộ tín dụng được tham gia đào tạo tập huấn về các chuyên đề tín dụng như: Quy trình cho vay doanh nghiệp; hướng dẫn thẩm định cho vay doanh nghiệp; các tình huống thực tế, các vướng mắc và cách xử lý; hỏi đáp về nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp; quy trình cho vay đối với hộ gia đình và cá nhân. Năm 2013, cán bộ kế toán được tham gia tập huấn về nghiệp vụ thẻ: Quy định về phát hành, quản lý và sử dụng và thanh toán thẻ; quy trình vận hành và bảo dưỡng máy ATM; kỹ năng tiếp thị các sản phẩm dịch vụ thẻ. Năm 2014, các lớp đào tạo đều tập trung vào tập huân về các sản phẩm dịch vụ mới của Agribank; Kỹ năng tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, Agribank chi nhánh thị xã Sông Công tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lực, đóng góp vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập. Cán bộ được cử đi đào tạo về làm việc có hiệu quả hơn, tinh thần làm việc hăng say hơn vì họ được hiểu biết sâu hơn, rộng hơn những công việc mà mình đang làm từ đó nhân viên sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn với công việc.
Hoạt động đào tạo của Agribank nói chung và Agribank Thái Nguyên (trong đó có Agirbank Sông Công) nói riêng đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo và yêu cầu trong kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua hoạt động đào tạo sẽ phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ có năng lực cho công tác tổ chức cán bộ sau này. Đào tạo cũng giúp nhân viên có đủ kiến thức để làm việc, để có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Thái Nguyên nói riêng đều có chính sách thăng tiến cho những cán bộ có năng lực, việc bổ nhiệm tại Agribank luôn chú trọng tới năng lực của cán bộ và nhu cầu của đơn vị; bổ nhiệm nhân sự tại những vị trí cao thường yêu cầu phải có kinh nghiệm điều
hành kinh doanh tại chi nhánh (phòng giao dịch), chính sách cho phát triển nhân lực đối với vị trí lãnh đạo luôn chú ý tới cán bộ trẻ để xây dựng lớp cán bộ kế cận cho sự phát triển của Agribank. Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014, Agribank Sông Công đã bổ nhiệm được 5 chức danh lãnh đạo từ nguồn nhân lực tại đơn vị, trong đó có 1 chức danh phó giám đốc, hai chức danh trưởng phòng và hai chức danh phó phòng.
3.4.1.3. Lãnh đạo
Đội ngũ lãnh đạo của Agribank chi nhánh thị xã Sông Công về cơ bản đã làm hài lòng nhân viên, thể hiện:
- Lãnh đạo đã thể hiện được bản lĩnh tự tin, quyết đoán dẫn dắt chi nhánh phát triển hoạt động kinh doanh và hoàn thành mục tiêu kinh doanh đề ra thể hiện ở thu nhập của nhân viên năm sau tăng hơn năm trước.
- Lãnh đạo đã kích thích được khả năng sáng tạo của nhân viên: Nhân viên tại Agribank chi nhánh thị xã Sông Công được quyết định cách thức thực hiện công việc và nhiệm vụ của chính mình, mỗi người có thể có cách thức làm việc riêng để hoàn thành tốt nhất công việc được giao.
- Lãnh đạo là những người dễ gần nên nhân viên có thể thoải mái trao đổi công việc mà không bị áp lực.
- Khi có khó khăn trong công việc như khó khăn trong việc thẩm định khoản vay, khó khăn trong việc đôn đốc thu hồi nợ hay khó khăn trong việc giao tiếp với khách hàng thì nhân viên đều được lãnh đạo quan tâm phân công người cùng hỗ trợ. Đối với những món vay đã quá hạn mà khách hàng không hợp tác thì giám đốc hoặc trưởng, phó phòng tín dụng cùng với nhân viên tìm cách giải quyết.
- Những nhân viên làm việc chuyên nghiệp, có cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao luôn được cấp trên ghi nhận và đưa vào quy hoạch cán bộ.
- Mọi nhân viên đều được đối xử công bằng như nhau không phân biệt trình độ học vấn, công việc đảm nhận.
Trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý nghiệp vụ nói riêng, Agribank quy định về chuẩn mực đối với vị trí lãnh đạo. Quy định chuẩn mực là kim chỉ nam cho mọi hành động của lãnh đạo trong công việc, đảm bảo cho người lãnh đạo luôn gương mẫu trong công việc, chấp hành kỷ luật lao động, trong nếp sống và sinh hoạt hàng ngày.Nói đi đôi với làm, luôn giữ lời hứa, tạo niềm tin đối với cấp dưới. Luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dưới phản ánh, dù đó là những ý kiến trái chiều.Vui vẻ, hòa nhã, động viên, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không quan cách, hạch sách, quát nạt cấp dưới. Ứng xử theo nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch. Biết cách khen, động viên khi cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ, và ngược lại biết cách phê bình, nhắc nhở khi câp dưới không hoàn thành nhiệm vụ, để cấp dưới rút kinh nghiệm và tiếp tục cố gắng. Tôn trọng cấp dưới khi làm việc với đối tác bên ngoài, luôn có thái độ bảo vệ giữ gìn uy tín của cấp dưới, tránh chê bai cấp dưới trước mặt đối tác. Tôn trọng cấp dưới khi cấp dưới đang trình bày ý kiến, không nên cắt ngang hoặc phủ nhận ý kiên câp dưới khi câp dưới chưa trình bày xong ý kiên. Không chỉ trích, chê bai cấp dưới trước đồng nghiệp khác (trong hoặc ngoài bộ phận).Chuẩn mực trong hoạt động quản lý tạo nên sức mạnh và động lực cho cán bộ nhân viên phấn đấu, xây dựng văn hóa bản sắc Agribank “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.
3.4.1.4. Đồng nghiệp
Trong quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, Agribank xây dựng quy định chuẩn mực trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp. Quy định chuẩn mực với đồng nghiệp là tiền đề vững chắc xây dựng nên bản sắc văn hóa Agribank, tạo mối liên kết thân hữu trong đội ngũ cán bộ nhân viên, xây dựng mối đại đoàn kết trong toàn bộ hệ thống Agribank. Quy định chuẩn mực
với đồng nghiệp trong quan hệ công việc của nhân viên Agribank: (1) Sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện công việc; (2) Không đùn đẩy công việc cho đồng nghiệp; (3) Cùng nhau tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân văn.
Trong hoạt động quản lý đối với chi nhánh Sông Công, ban giám đốc đã xây dựng quy định về mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Phó giám đốc và các trưởng phòng nghiệp vụ. Quy định là chuẩn mực trong hoạt động quản lý nhằm đem lại hiệu quả trong công tác chuyên môn, hạn chế sự chồng chéo trong công việc, tránh biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm và phát huy tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau trong công việc.
Quy định về mối quan hệ trong công tác quản lý và chuyên môn tại Agribank Chi nhánh Sông Công, cụ thể: (1) Giám đốc, phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, bộ phận định kỳ hoặc đột xuất họp với các Trưởng phòng nghiệp vụ hoặc làm việc với từng phòng để trực tiếp nghe báo cáo tình hình, chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch công tác của các phòng và của chi nhánh. (2) Trưởng phòng nghiệp vụ có trách nhiệm báo cáo kịp thời với giám đốc, phó giám đốc về kết quả thực hiện công tác và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề về cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ xung; kiến nghị sửa đổi, bổ xung chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng của ngân hàng cấp trên. (3) Mối quan hệ giữa Trưởng phòng nghiệp vụ với nhau thực hiện trên cơ sở chủ động, hợp tác, tôn trọng và bình đẳng theo phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ.Trưởng phòng nghiệp vụ khi được giao đầu mối giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng khác phải trao đổi ý kiến với trưởng phòng đó. Trưởng phòng được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo đúng yêu cầu của đơn vị chủ trì. (4) Mối quan hệ giữa nhân viên trong đơn vị dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân với tinh thần chủ động, hợp
tác và tôn trọng ý kiến theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.4.1.5. Đặc điểm công việc
Đặc thù công việc trong lĩnh vực ngân hàng đã xây dựng ý thức đạo đức cho người cán bộ viên chức của ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Môi trường và đặc điểm công việc yêu cầu cán bộ nhân viên luôn nghiêm túc chấp hành pháp luật, quy định nội bộ của Agribank, trung thành vì lợi ích của ngân hàng, luôn giữ gìn chữ “Tín” của bản thân và uy tín của Agribank, lao động cần cù, siêng năng, tận tâm, hết lòng vì khách hàng và cộng đồng, nêu cao tinh thần học hỏi, sẵn sàng đón nhận cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu để đạt hiệu quả cao trong công việc và hiệu quả trong kinh doanh.
Đặc thù công việc trang bị cho cán bộ nhân viên kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực của nền kinh tế có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Mỗi cán bộ nhân viên luôn nêu cao tinh thần học hỏi và phát huy năng lực cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, rèn luyện khả năng phân tích và phán đoán khi thực hiện các hoạt động trong giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng. Trong hoạt động giao dịch và giao tiếp với khách hàng, mỗi cán bộ của chi nhánh nói riêng và Agribank nói chung đã từng bước trau dồi kỹ năng giao tiếp, am hiểu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.