Xu thế đổi mới quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Học viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 44)

tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và PTNT

Việt Nam đang thực hiện thay đổi theo xu thế chung toàn cầu như nâng cao tính giải trình, chú trọng đến kiểm định ngoài, xây dựng quy chế hội đồng trường để thực hiện giao tự chủ nhiều hơn cho cơ sở giáo dục đại học. Thông qua việc tìm hiểu kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học ở một số quốc gia tiêu biểu, có những nét khía cạnh tưởng đồng với bối cảnh quản lý đào tạo ở Việt Nam, tác giả liên hệ với những vấn đề quản lý của Bộ NN& PTNT đối với cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ và nêu lên một số khía cạnh chứa đựng tiềm năng có thể áp dụng trong quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao: Khi cơ sở đào tạo phát triển tới một quy mô lớn, nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo việc quản lý hành chính và học thuật đối với các cơ sở giáo dục đại học trở nên phức tạp, các văn bản quy định quản lý sẽ trở nên: một là, không bao

quát hết các khía cạnh, hoặc hai là, quá chi tiết và dẫn đến cứng nhắc. Phân cấp quản lý và giảm thiểu các quy định hành chính là xu hướng chung tất yếu và xây dựng và thực hiện mô hình phối hợp quản lý trở nên một yêu cầu cấp bách. Điều này gợi mở đến việc: Bộ Nông nghiệp và PTNT lập chính sách, chiến lược, giám sát việc phát triển nguồn nhân lực toàn ngành; quản lý chất lượng đào tạo; hoạt động của cơ sở đào tạo giao cho Hội đồng Học viện với quyền lực và thành viên Hội đồng.

Quản lý đào tạo đại học cần có sự chuyển hướng theo quản lý chất lượng, chuyển từ quản lý hành chính đơn thuần sang giám sát, kiến tạo điều kiện phát triển. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao thể hiện ở vai trò xác lập tầm nhìn chiến lược nguồn nhân lực của ngành, định hướng, tạo lập hành lang pháp lý, xây dựng hệ thống chính sách, nâng cao trách nhiệm xã hội, bảo đảm sự vận động theo chất lượng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp nói chung.

Kết luận Chương 1

Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề; làm rõ một số khái niệm của đề tài; đánh giá bối cảnh giáo dục đào tạo trong nước và thế giới có tác động đến quản lý đào tạo đại học ở Việt Nam; phân định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và trách nhiệm quản trị nhà trường của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm quản lý đào tạo đại học ở một số nước có nét quản lý tương đồng để từ đó tiếp thu những xu hướng quản lý hiện đại, định hướng cho Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 2.1. Các phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Tiếp cận lịch sử - logic

Tiếp cận quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới quản lý đào tạo trong quá khứ và hiện tại; về yêu cầu mới trong quản lý đào tạo trong bối cảnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; từ đó so sánh và đối chiếu nhằm đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả.

2.1.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc của quá trình đào tạo, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn, quan điểm khách quan là những phương pháp luận chỉ đạo cho việc nghiên cứu đề tài luận văn này.

Tiếp cận hệ thống cũng làm rõ mối quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong thực tiễn quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là những phần tử trong hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp được tổ chức dưới sự lãnh đạo, quản lý của ngành dọc và sự quản lý về mặt hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nông nghiệp và PTNT (Bộ chủ quản). Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn này nhằm xem xét mối quan hệ, sự vận hành và các tác động giữa các các phần tử cấu thành hệ thống xã hội, trong đó Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một phần tử của hệ thống đó. Đặc biệt, tiếp cận này còn làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và nhu cầu đầu ra của hệ thống, nhằm tìm ra các dấu hiệu đặc thù về mối quan hệ biện chứng giữa đào tạo và quản lý đào tạo theo trách nhiệm của mỗi chủ thể (phần tử của hệ thống).

2.1.3. Phương pháp tiếp cận cung - cầu

Cơ chế thị trường có ảnh hưởng tới mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực cũng là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng. Các quy luật của cơ chế thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu đã tác động lớn đến định hướng, cách thức tổ chức đào tạo. Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trở thành xu hướng tất yếu đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với nhu cầu khách quan.

Tiếp cận cung - cầu trong nghiên cứu đề tài luận văn này là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao với đào tạo nguồn nhân lực tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam; để định hướng đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam; từ đó đề ra các giải pháp quản lý thiết thực và hiệu quả.

2.1.4. Phương pháp tiếp cận quá trình

Tiếp cận quá trình là quản lý công việc đào tạo theo một chu trình, từ khâu tuyển sinh đầu vào, hoạt động dạy và hoạt động dạy cho đến đầu ra. Phương pháp này giúp quản lý, kiểm soát được các hoạt động từ đầu đến cuối theo đúng chuẩn đã định, đồng thời phải quan tâm đến tác động của bối cảnh mới, như triển khai đổi mới cơ chế hoạt động, thực hiện tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở đào tạo.

2.1.5. Tiếp cận chức năng

Mọi hoạt động quản lý đều thực hiện theo triển khai các chức năng cơ bản của quản lý. Tiếp cận chức năng trong nghiên cứu đề tài luận văn này là việc xem xét các hoạt động quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp dưới góc độ triển khai các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của các chủ thể quản lý trong xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý và triển khai các giải pháp quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp sẽ đề xuất trong luận văn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hoá các văn bản, tài liệu về đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, làm rõ nội dung quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện Học viện thực hiện cơ chế tự chủ.

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Thông qua tìm hiểu các quan điểm của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao; nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo (Luật, Nghị định, Thông tư...) để xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (xác định các khái niệm, hình thành khung lý thuyết nghiên cứu vấn đề trên cơ sở các luận điểm lý luận cơ bản, làm rõ các hoạt động cụ thể trong đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp; đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng nhằm nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan, tìm ra khoảng trống nghiên cứu định hướng cho đề tài nghiên cứu đồng thời phân tích thực trạng, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

- Phương pháp quy nạp: trên cơ sở những bài viết ngắn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang web; các bài viết trình bày tại các hội

thảo hội nghị trong và ngoài nước, mỗi bài viết có thể đề cập đến những nội dung, khía cạnh khác nhau về quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp. Dựa trên những nội dung đó luận văn sẽ tiếp cận các nguồn thông tin mang tính quy nạp. Dựa vào các cách tư duy tiếp cận khác nhau để tổng hợp phân tích đánh giá và kết hợp ý kiến cá nhân để khái quát thành những vấn đề chung và đề xuất giải pháp quản lý.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia nhằm mục đích đánh giá được thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Từ đó, tìm ra các khó khăn và bất cập có từ các thực trạng đó để có căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thông qua các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết, các văn bản quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm định hướng giải pháp đổi mới quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỐI VỚI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Quản lý nhà nước về đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.1.1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020 và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký ban hành Quyết định số 2534/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xây dựng trên các quan điểm sau:

(1) Phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của ngành.

(2) Phát triển nhân lực ngành phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn.

(3) Phát triển nhân lực ngành phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo từng lĩnh vực thuộc ngành, từng vùng, miền, lãnh thổ.

(4) Phát triển nhân lực ngành phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cụ thể hoá Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về mặt nhân lực, nhằm xác định các giải pháp phát triển nhân lực ngành nông

nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế; đồng thời là căn cứ để các cấp thuộc ngành xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của đơn vị mình và kế hoạch phát triển nhân lực 5 năm và hàng năm. Bộ đã xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực của ngành giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Quy hoạch đào tạo nhân lực giai đoạn 2016-2020

TT Ngành/Lĩnh vực đào tạo Số lượng (người)

1 Lĩnh vực lâm nghiệp 65.300 2 Lĩnh vực nông nghiệp 320.200 3 Lĩnh vực Thủy lợi 70.300 4 Lĩnh vực Thủy sản 101.000 5 Bình quân hàng năm 111.355 Tổng số 556.800

Nguồn:Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT

3.1.2. Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020, với quan điểm:

(1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ, giải pháp để góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

(2) Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng nhấn mạnh trọng tâm là công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng, thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng nguồn nhân lực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT, phù hợp với nguồn lực hiện có.

(3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống bộ máy quản lý nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ có chức năng hoạch định chủ trương, kế hoạch và các giải pháp lớn; các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và xây dựng nông thôn mới thuộc phạm vi quản lý.

(4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa phải đáp ứng yêu cầu phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 vừa phải coi trọng những giải pháp lâu dài để xây dựng một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới cho thời kỳ sau năm 2020.

Để thực hiện các mục tiêu trên đây, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có hai giải pháp liên quan đến việc quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đó là:

(1) Ưu tiên nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính trong kế hoạch ngân sách hàng năm để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; thu hút các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cả về tài chính và các kiến thức mới về khoa học công nghệ, quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 44)