Quy mô đào tạo chưa cân đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 71 - 73)

3.3. Thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao

3.3.2. Quy mô đào tạo chưa cân đối

Quy mô đào tạo chưa ổn định, chưa cân đối trong cơ cấu ngành đào tạo: Quy mô đào tạo một số lĩnh vực công nghệ, cơ điện tăng, trong khi một số

hội nhưng vị trí việc làm, chế độ đãi ngộ thấp, không hấp dẫn người học, khó tuyển sinh như ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công trình biển, kỹ thuật tài nguyên nước,…

Quy mô đào tạo trình độ đại học của các trường đại học trong cả nước có đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thể hiện ở Bảng 3.5 thông qua chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm (quy mô tối đa) và số sinh viên thực tế nhập học hàng năm (quy mô thực tế). Theo đó, số sinh viên đại học nhập học thực tế hàng năm đối với các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thấp hơn so với khả năng đào tạo của các trường đại học, bình quân chỉ đạt 74,5% trong giai đoạn 2014-2018.

Bảng 3.5. Quy mô đào tạo đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: Sinh viên

TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

I Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm 18.435 19.110 19.015 18.010 17.740 1 Nông nghiệp 12.930 13.270 13.005 12.200 11.925 2 Lâm nghiệp 2.015 2.340 2.420 2.055 1.925 3 Thủy sản 1.330 1.370 1.340 1.310 1.410 4 Thủy lợi 2.160 2.130 2.250 2.445 2.480 II Số sinh viên nhập học hàng năm 17.782 16.068 13.643 10.516 10.928 1 Nông nghiệp 12.557 11.158 9.873 7.846 8.128 2 Lâm nghiệp 2.075 1.499 1.094 633 485 3 Thủy sản 1.233 1.065 1.104 892 1.057 4 Thủy lợi 1.917 2.346 1.662 1.145 1.258

Nguồn:Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát các trường đại học năm 2018.

Trong danh mục ngành đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn mà các trường đại học đang vận hành thì các

ngành đào tạo truyền thống (nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi…; lâm nghiệp: lâm học, lâm sinh…; thủy sản: nuôi trồng thủy sản) vẫn chiếm đa số. Mặc dù vậy, do sự suy giảm về nhu cầu xã hội đối với các ngành học truyền thống nên các trường đại học cũng đã chủ động xây dựng các ngành học mới và tập trung năng lực đào tạo nhiều hơn cho các ngành hỗ trợ sản xuất, chế biến và kinh doanh nông, lâm, thủy sản (nông nghiệp: công nghệ sinh học, bảo quản, chế biến và kinh doanh nông sản…; lâm nghiệp: chế biến lâm sản,…; thủy sản: chế biến thủy sản, quản lý nguồn lợi thủy sản…). Ngoài ra, để tiệm cận với hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội, các trường đại học đã xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao… có liên kết với nước ngoài hoặc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài để đào tạo; các chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp… và bước đầu thu hút được sinh viên theo học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 71 - 73)