Cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 81 - 85)

4.4.1. Cơ sở pháp lý

Nghị quyết Trung ương 6 khoá IX của Đảng khẳng định một trong những giải pháp để giải quyết những yếu kém của giáo dục nước ta đó chính là phải đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI một lần nữa tiếp tục khẳng định cần “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Namtheo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Việc đổi mới cơ chếquản lý giáo dục được đặt ra ở các cấp học, bậc học trong đó, quản lý nhà nước với giáo dục đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi bậc đào tạo này gắn liền với việc tạo lập nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt nguồn nhân có trình độ phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo định hướng:“Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhànước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách

nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo”, “Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo”. Quản lý nhà nước đối với giáo dục đào tạo tiếp cận từ quan điểm quản lý chất lượng đòi hỏi Nhà nước cần phải tập trung vào những vấn đề mang tính vĩ mô, chiến lược, tạo ra cơ chế, chính sách để nền giáo dục đào tạo có chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đời sống kinh tế-xã hội đối với nguồn nhân lực ở trình độ đào tạo này. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2011-2020 nhấn mạnh: Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đào tạo.

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ, văn bản điều chỉnh trực tiếp đối với giáo dục đào tạo đã chỉ rõ vai trò quan lý nhà nước trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo: Quản lý nhà nước tập trungvào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đào tạo; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của từng thời kỳ.

Ngày 04 tháng 4 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT Chương trình hành động của ngành Giáo dục

thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chương trình đã chỉ rõ:

Đổi mới phương thức tổ chức và quản lý đào tạo theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở đào tạo; hoàn thiện hệ thống thông tin về quản lý giáo dục đào tạo. Hoàn thành và trình Chính phủ Nghị định về phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đào tạo và triển khai thực hiện. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đổi mới quản lý giáo dục đào tạo là cơ sở quan trọng để quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đào tạo có những chuyển biến thực sự, trở thành động lực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong hiện tại và những năm tiếp theo.

Cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam là Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 được ban hành ngày 19/11/2018 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Luật Giáo dục đại học sửa đổi với nhiều điểm mới, tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp hơn với thực tiễn ở Việt Nam. Một số điểm mới trong Luật định hướng đổi mới quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp, đó là:

- Xác định quan điểm gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã bổ sung một số chính sách của Nhà nước về phát triển Giáo dục đại học. Luật yêu cầu phải gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nhằm khắc phục tình trạng sinh viên ra trường thiếu việc làm.

- Luật quy định cụ thể về việc giao quyền tự chủ cho các trường trong: học thuật và hoạt động chuyên môn; tổ chức và nhân sự; tài chính và tài sản và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, quy định

cụ thể trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học đối với chủ sở hữu, người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan.

4.1.2. Cơ sở thực tiễn

Chủ trương của Đảng đã được ghi nhận trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI là “Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn”. Trong đó, khía cạnh quan trọng nhất trong phát triển nông nghiệp là đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao, thể hiện ở khác khía cạnh:

- Có văn hóa, tính cộng đồng cao, hiểu biết về khoa học công nghệ; am hiểu luật pháp quốc tế về nông nghiệp (quy chuẩn); đạt chứng chỉ chứng nhận cao trong thi tay nghề, đào tạo các lĩnh vực công nghệ sinh học, lâm nghiệp, thủy lợi, ... Kết quả thi tay nghề cấp Bộ/Quốc gia hằng năm (của Bộ/ngành).

- Nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao được cơ quan có thẩm quyền trong nước, khu vực và quốc tế công nhận:

+ Đạt chuẩn cấp độ quốc gia.

+ Đạt chuẩn cấp độ ASEAN và châu Á. + Đạt chuẩn cấp độ quốc tế.

Theo Dự báo về nguồn nhân lực nông nghiệp đến 2020 của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội: Lao động có việc làm sẽ tăng từ 48,015 triệu người (năm 2009) lên 56,95 triệu người năm 2020. Trong dài hạn, cơ cấu lao động sẽ phát triển theo hướng giảm dần trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, gia tăng trong dịch vụ và công nghiệp. Về chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp theo ngành kinh tế: sau 5 năm, số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp sẽ giảm mạnh, chỉ còn 64,4% trong tổng số lao động nông thôn, giảm 6,67%.

Dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư: Giai đoạn 2016-2020, cũng là giai đoạn công nghiệp hóa nông thôn diễn ra mạnh mẽ, bởi vậy thu hút lao động vào lĩnh

vực công nghiệp - xây dựng sẽ giảm, cơ cấu lao động lĩnh vực dịch vụ ở nông thôn chiếm khoảng 18,36%, tương đương 7,468 triệu lao động. Đến năm 2020, cơ cấu lao động khu vực nông thôn còn chiếm khoảng 53,92%.

Về lao động giản đơn, dựa theo kết quả khảo sát: trong những năm tới yêu cầu về lực lượng lao động này vẫn tiếp tục tăng. Đến năm 2020 cần 22,721 triệu người; lao động trong nông, lâm, thủy sản với nhu cầu năm 2020 là 8,753 triệu người.

Dự báo xu hướng dịch chuyển cơ cấu việc làm nông thôn trong những năm tới, dự báo kinh tế tăng trưởng (8-8,5%), sẽ có nhiều lao động làm việc ngay tại địa phương; đến 2020 lực lượng lao động nông thôn là 41,1 triệu lao động, chiếm 73,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 81 - 85)