Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 53 - 57)

3.1. Quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng

3.1.3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo đối vớ

viện Nông nghiệp Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ quản của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nội dung quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được quy định cụ thể tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1403/QĐ-BNN-TCCB ngày 23/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể như sau:

“1. Học viện chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và PTNT; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và của địa phương nơi có cơ sở của Học viện.

2. Quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT đối với Học viện

a) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện.

b) Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm của Học viện.

c) Phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư, phân bổ ngân sách; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo quy định.

d) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Học viện, các Phó Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Học viện; chỉ đạo xây dựng đề án vị trí việc làm; quản lý vị trí việc làm, quyết định phân bổ số lượng người làm việc của Học viện theo quy định.

đ) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện.”

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Học viện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các nội dung sau:

3.1.3.1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1206/QĐ-BNN- TCCB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Theo đó, Quyết định đã quy định cụ thể vị trí, chức năng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

“1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ NN&PTNT, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam (sau đây gọi tắt là Học viện) là cơ sở đại học trọng điểm có chức năng đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, bồi dưỡng ngắn hạn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, cung cấp dịch vụ, tư vấn về giáo dục, khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

3. Học viện hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế tổ chức và hoạt động do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành.”

3.1.3.2. Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 1403/QĐ-BNN- TCCB ngày 23/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo đó, quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất

lượng đào tạo, tài chính, tài sản và đầu tư; mối quan hệ công tác; chế độ làm việc, thông tin, báo cáo; thanh tra và kiểm tra; khen thưởng và xử lý vi phạm.

Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của Học viện được quy định tại Điều 5 của Quy chế. Theo đó, Học viện được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội theo quy định của pháp luật và Quy chế này về quy hoạch, kế hoạch phát triển Học viện, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự.

3.1.3.3. Quyết định thành lập Hội đồng Học viện

Để nâng cao quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của Học viện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam khóa I tại Quyết định số 2580/QĐ-BNN-TCCB ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 925/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Nhiệm kỳ của Hội đồng Học viện Khóa I. Hội đồng Học viện gồm 25 Thành viên, trong đó, 01 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT là Thành viện Hội đồng. Hội đồng Học viện có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường đại học.

Hội đồng Học viện là cơ chế thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Học viện. Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã xác định phạm vi quyền lực của Hội đồng rất rộng. Tổ chức này được xem như cơ quan quản lý cao nhất của nhà trường và có trách nhiệm giải trình trước Bộ trưởng, cũng như trước công chúng về kết quả hoạt động của nhà trường.

3.1.3.4. Phê duyệt Chiến lược phát triển Học viện

Chiến lược phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 4417/QĐ-HVNN ngày 24/12/2015. Chiến lược trên cơ sở quán triệt chủ trương đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP) để có đủ khả năng phục vụ đắc lực cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân (Nghị quyết số

24/2008/NQ-CP), trước mắt là công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định số 899/QĐ- TTg) gắn với xây dựng nông thôn mới. Những nội dung cơ bản, cốt lõi trong Chiến lược phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo mô hình một đại học nghiên cứu, tự chủ đa ngành đa phân hiệu tiên tiến của thế giới nhằm khẳng định vị trí đứng đầu trong cả nước về đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3.1.4. Thành công và hạn chế của công tác quản lý nhà nước đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đã tạo lập các cơ sở pháp lý để Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai nhiều giải pháp tự chủ chuyên môn, tự chủ học thuật để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, thực hiện đúng sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của Học viện, cụ thể:

- Học viện đã thực hiện cơ chế tự chủ đại học theo Nghị quyết số 77/NQ- CP ngày 24/10/2014 về việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục công lập. Sau khi được trao quyền tự chủ, về cơ bản Học viện đã xây dựng thành công và phát huy thế mạnh mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao tiếp cận chuẩn quốc tế, bồi dưỡng nhân tài cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tích cực đổi mới phương pháp đào tạo, xây dựng và phát triển các ngành mới, tổ chức đào tạo theo chuẩn quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước nhờ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ.

- Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, xây dựng được các hợp tác chặt chẽ với các đối tác Nhật bản, Israel, Hàn quốc… trong đào tạo ngắn hạn cho sinh viên và các thành phần trong chuỗi sản xuất nông nghiệp tại nước ngoài; thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo. Học viện đã triển khai nhiều Dự án đầu tư nước ngoài, một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như: Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ; Dự án Hợp tác Giáo dục Việt Nam - Ireland (VIBE) do Đại sứ quán Ireland tài trợ.

- Triển khai nhiều chương trình liên kết đào tạo thu hút sự tham gia của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đến nay, Học viện đã hợp tác với 150 doanh nghiệp trong nước và 30 doanh nghiệp nước ngoài trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với Học viện NNVN đang tồn tại một số hạn chế, thách thức, đó là chưa có cơ chế, chính sách, tạo sức hút để có thể thu hút người học. Trong một số năm gần đây, việc tuyển sinh khối nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng khó khăn, chất lượng cả đầu vào và đầu ra đang có những dấu hiệu suy giảm so với trước. Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế tự chủ, việc đầu tư nguồn lực, tài chính để Học viện thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng gặp phải một số khó khăn nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 53 - 57)