Đánh giá vai trò quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 77 - 81)

nông nghiệp chất lượng cao

3.4.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành giai đoạn 2021-2030

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020 và Đề án nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 là cơ sở định hướng cho các cơ sở đạo tạo trực thuộc Bộ. Các nội dung này đang thực hiện ở những năm cuối của giai đoạn, chưa có các hoạt động sơ kết, tổng kết, đánh giá tổng thể quá trình thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

3.4.2. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về đào tạo

Trong suốt một thời gian dài, hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo mang tính quản lý hành chính đơn thuần, tập trung vào yếu tố đầu vào với kỳ vọng sẽ bảo đảm chất lượng đào tạo. Việc cơ quan quản lý nhà nước tập trung nhiều vào nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý tác nghiệp cụ thể đã dẫn đến không có đủ thời gian và nguồn lực cho việc xây dựng các định hướng chiến

lược, khung thể chế cần thiết cho đào tạo vận động và phát triển theo định hướng chất lượng.

Chính sách cho việc đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao còn nhiều khó khăn. Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.

Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp trước thời cơ, thách thức của việc hội nhập sâu rộng quốc tế còn nhiều vướng mắc.

Cơ chế, phương thức quản lý tạo còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa tiếp cận đầy đủ theo yêu cầu quản lý chất lượng, có tình trạng vừa ôm đồm sự vụ, vừa buông lỏng chức năng quản lý nhà nước; chưa thực hiện tốt sự quản lý thống nhất.

Phương pháp thức quản lý đào tạo chậm đổi đổi mới. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá về chuẩn đầu ra chưa được thực hiện hiệu quả để công cụ này thực sự góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.

3.4.3. Tăng cường tự chủ tự chịu trách nhiệm

Toàn cầu hóa và quốc tế hoá đã trở thành xu hướng trong cuộc sống xã hội hiện đại. Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và quốc tế hóa sẽ mở ra sự tiếp cận và tạo thuận lợi cho sinh viên và các học giả trong việc nghiên cứu và làm việc ở các khu vực khác nhau bên ngoài biên giới quốc gia đặt ra yêu cầu có những giải pháp hợp lý trong đó những giải pháp về quản lý phương pháp và chương trình đào tạo đối với giáo dục đại học được đánh giá là những giải pháp cơ bản.

Giáo dục đại học thế giới đã bước vào một giai đoạn thay đổi nhanh và thậm chí mang tính cách mạng. Các nhà hoạch định chính sách đang đưa ra các lập luận ủng hộ cho sự ít phụ thuộc hơn vào các quy định sử dụng nhiểu hơn các nguồn lực thị trường cũng như khả năng hạch toán. Các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học mới - dưới dạng các cơ sở ảo - đang mở rộng sự lựa chọn

cho sinh viên. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới - công cộng hoặc tư nhân - đều chịu áp lực phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác và thiết lập các dòng thu nhập mới. Một số các cơ sở tự coi mình là các tổ hợp đào tạo có tính toàn cầu thông qua việc thiết lập các chi nhánh trên toàn thế giới và mở rộng đối tác toàn cầu. Các thay đổi này hợp lại tạo nên một hệ thống trong đó khả năng cạnh tranh của các cơ sở đào tạo trong thị trường dịch vụ giáo dục đại học vừa có tính đáp ứng vừa có tính kinh doanh và linh hoạt. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt quyết định đến sự sống còn của môi trường đại học.

Cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học đang có xu hướng ngày càng ngay gắt và để tạo lợi thế cạnh tranh cần có sự đầu tư mạnh cho giáo dục đặc biệt là cơ sở vật chất cho giáo dục đại học. Yêu cầu này đòi hỏi một cơ chế quản lý mới trong lĩnh vực giáo dục đại học theo hướng xã hội hóa và tự chủ tài chính.

3.4.4. Hoạt động thanh tra, giám sát cơ sở đào tạo

Tạo cơ chế cho cộng đồng xã hội tham gia quản lý nhà nước về đào tạo là một vấn đề quan trọng để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước. Song vấn đề quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo chưa được nhận thức sâu rộng trong cộng đồng xã hội. Người dân và cộng đồng xã hội thiếu cơ chế để có thể có tiếng nói và tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo. Các hoạt động kiểm định chất lượng, việc giám sát của cộng đồng xã hội sẽ là một cơ chế giám sát có hiệu quả đối với kết quả kiểm định. Luật Giáo dục đào tạo sửa đổi, bổ sung đã đặt ra cơ chế giám sát của cộng đồng xã hội đối với công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để giám sát người dân phải có những hiểu biết về chính sách, pháp luật, cơ chế giám sát và phản hồi. Việc chưa tạo ra cơ chế giám sát từ phía cộng đồng xã hội làm cho quản lý nhà nước về chất lượng bị hạn chế nhất định.

Quản lý theo tư duy hiện đại là quản lý để phát triển. Nhà nước đóng vai trò là “bà đỡ” cho các hoạt động của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho xã hội vận động và phát triển. Chủ thể cuối cùng có thẩm quyền đánh giá chất lượng đào tạo chính là cộng đồng xã hội, nhưng vai trò của cộng đồng xã hội trong việc đánh giá lại chưa được chú ý bằng việc tạo lập thể chế, hình thành các tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo độc lập, công khai và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá của mình.

Kết luận Chương 3

Trong Chương này, tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo của Bộ NN&PTNT thông qua việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành, ban hành đầy đủ văn bản quy định tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo. Phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và thách thức, từ đó xác định những vấn đề đặt ra trong quản lý đào tạo đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu tiếp, trước mắt, quá trình này đặt ra câu hỏi như làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Việc phân tích thực trạng quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao là cơ sở thực tế để tác giả đề xuất những định hướng giải pháp quản lý trong tương lai: tiếp tục mở rộng quyền tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội của Học viện; thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng; gắn kết đào tạo giữa Học viện với doanh nghiệp.

Chương 4

GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 77 - 81)