Năng lực đào tạo của trường đại học và nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 76 - 77)

3.3. Thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao

3.3.4. Năng lực đào tạo của trường đại học và nhu cầu xã hội

Số liệu tổng hợp ở Bảng 3.8 cho thấy số sinh viên nhập học thực tế hàng năm đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các trường đại học có xu hướng ngày càng giảm. Theo đó, khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ đại học của ngành giai đoạn 2014-2018 được xác lập thông qua chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, giảm từ 96,7% năm 2014 xuống còn 52,2% ở năm 2018. Nếu tình trạng này không được cải thiện, khả năng thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ đại học phục vụ cho phát triển ngành trong bối cảnh mới là điều đáng báo động, kéo theo nguy cơ suy giảm tăng trưởng chung của ngành nói riêng và tiềm ẩn bất ổn cho sự phát triển đất nước nói chung.

Bảng 3.8. Tổng hợp nhu cầu xã hội về đào tạo trình độ đại học ngành nông nghiệp giai đoạn 2014-2018

Tên ngành Số sinh viên Tăng giảm

bình quân

2014 2015 2016 2017 2018

Chỉ tiêu tuyển sinh 6.915 6.840 5.980 5.470 4.990 -7,74% Số sinh viên thực tế

nhập học 6.760 4.757 3.696 2.941 2.755 -19,67% Tỷ lệ 97,7% 69,5% 61,8% 53,7% 55,2%

Nguồn:Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Đối với nhóm ngành nông nghiệp, nhu cầu xã hội đối với các ngành thuộc về khối kỹ thuật đều có mức độ giảm bình quân hàng năm ở mức đáng báo động, nhất là đối với các ngành khoa học đất, khoa học cây trồng… Tuy vậy, xét về số lượng đào tạo thì những ngành kỹ thuật nông nghiệp vẫn đang có nhiều sinh viên theo học nhất, cụ thể là các ngành khoa học cây trồng, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, nông nghiệp… đều có số sinh viên theo học hàng năm từ 500 đến 1.500 người.

Sự suy giảm của nguồn cung đào tạo nhân lực trình độ đại học nhóm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiều nguyên nhân, trong đó do thu nhập và điều kiện làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kém hấp dẫn hơn so với các ngành khác được coi là nguyên nhân chủ yếu. Mặt khác, đối tượng sinh viên theo học các ngành này chủ yếu là con, em nông dân ở các vùng nông thôn, miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng chi trả thấp nên khó có thể đáp ứng yêu cầu chi trả học phí khi các trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Nói cách khác, đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp cần phải được thực hiện thông qua cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu phát triển nông nghiệp, nông thôn và đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 76 - 77)