Quản lý thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 85 - 88)

4.2. Các giải pháp quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất

4.2.1. Quản lý thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của

lượng cao đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam

4.2.1. Quản lý thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của Học viện Nông nghiệp Việt Nam viện Nông nghiệp Việt Nam

4.2.1.1. Tiếp tục mở rộng quyền tự chủ của Học viện

Quá trình cải cách khu vực công là quá trình định vị lại vai trò của nhà nước, vài trò của xã hội và thị trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội. Đối với quản lý đào tạo, việc định vị đúng vai trò của nhà nước, một mặt, bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, mặt khác, là cơ sở quan trọng để bảo đảm chất lượng đào tạo. Trước yêu cầu bảo đảm quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở đào tạo, cần tăng cường vai trò của nhà nước đối với chất lượng đào tạo nên tập trung ba phương diện: i) tạo điều kiện, môi trường, giám sát sự phát triển của cơ sở đào tạo; ii) bảo đảm trách nhiệm xã hội của các cơ sở đào tạo; iii) bảo đảm sự công bằng trong đào tạo.

Việc quản lý một cộng đồng học thuật không thể được thực hiện một cách hiệu quả bởi những công chức nhà nước quản lý gián tiếp, nhà nước cần

chuyển từ mô hình kiểm soát truyền thống sang mô hình giám sát trong mọi mặt quan hệ với cơ sở đào tạo. Với định hướng cải cách khu vực công, nhà nước thay vì là người chèo thuyển thì cần tập trung nhiều hơn vào vai trò lái thuyền, định hướng sự phát triển. Chính vì vậy, thay vì quản lý hành chính thuần tuý, kiểm soát tập trung đối với các cơ sơ đào tạo, nhà nước chuyển sang tập trung vào việc kiến tạo phát triển, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cơ sở đào tạo thông qua chính sách phù hợp, đồng thời, thực hiện giám sát phát triển, bảo đảm sự phát triển của cơ sở đào tạo theo đúng định hướng chất lượng.

Việc đổi mới vai trò quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với Học viện Nông nghiệp Việt Namđòi hỏi cần phải phân định rõ trách nhiệm của Bộ và Học viện. Giao quyền tự chủ cho Học viện là xu thế tất yếu để phát triển giáo dục đại học và hội nhập vào nền giáo dục đại học quốc tế. Tự chủ là quyền quản lý, ra quyết định của Học viện trên các phương diện: tổ chức, nhân sự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, học thuật, trong đó tự chủ học thuật và tự chủ tài chính và là hai nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy mọi hoạt động hiệu quả.

Quyền tự chủ không thể tách rời trách nhiệm xã hội của Học viện. Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao được tạo lập trực tiếp bởi Học viện. Xã hội là chủ thể cuối cùng có thẩm quyền đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp. Vì vậy, đổi mới quản lý đào tạo tại Học viện cần phải song hành với việc Bộ có thiết chế đủ mạnh để bảo đảm Học viện không chỉ có trách nhiệm đối với nhà nước, đối với phần ngân sách nhà nước đã được cấp mà cần có trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội đối với người học, cộng đồng xã hội và thực hiện đúng sứ mệnh, trách nhiệm xã hội của Học viện. Trách nhiệm xã hội của Học viện cần được đề cao trong bối cảnh mà giáo dục đại học mang trong mình những yếu tố của thị trường dịch vụ, vấn đề lợi nhuận và trách

nhiệm xã hội cần phải được giám sát để bảo đảm sự phát triển lành mạnh. Học viện cần thể hiện rõ trách nhiệm xã hội trên các phương diện: (i) trách nhiệm với người học, với xã hội; (ii) trách nhiệm với Nhà nước; (iii) trách nhiệm với chính Học viện.

Bộ NN&PTNT với tư cách là “Bộ chủ quản” đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiếp tục mở rộng quyền tự chủ của Học viện. Bộ thực hiện trao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cao nhất Học viện để Học viện có được một không gian tự do nhất định cho các hoạt động học thuật, sáng tạo, năng động và hiệu quả trong mọi hoạt động của Học viện. Học viện hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, dưới sự giám sát của Hội đồng Học viện, bảo đảm chất lượng đào tạo và điều phối hiệu quả ngân sách nhà nước cho Học viện.

4.2.1.2. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Cùng với mở rộng quyền tự chủ của Học viện, cần hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao. Trong quản đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng đào tạo là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm là công cụ góp phần bảo đảm hiệu lực thực tế của thể chế, chính sách quản lý đào tạo.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát giúp các Bộ NN&PTNT có thông tin về tính hợp lý, tính khả thi của các quy định pháp luật. Sự phản hồi từ thực tiễn là cơ sở để hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đào tạo. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về quản lý đào tạo như có thể phát hiện việc đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn mở một ngành học, các tiêu chuẩn thành lập cơ sở đào tạo, sự thống nhất trong áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo... Cơ chế thanh

tra, kiểm tra, giám sát tạo ra áp lực đối với Học viện và các chủ thể khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo tiền đề đảm bảo chất lượng đào tạo.

Việc tăng cường và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Học viện chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi phải tiến hành cùng với việc tăng cường quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra các nội dung quản lý chủ yếu trong việc chấp hành các quy định về quản lý giáo dục đại học. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cấp Bộ cần có sự đổi mới về hình thức cũng như phương pháp tiến hành, đảm bảo chất lượng. Trong giai đoạn hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các nội dung như công tác tuyển sinh; chế độ tài chính, học phí, cấp phát văn bằng chứng chỉ và đảm bảo chất lượng đào tạo...

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra của Bộ cần đổi mới theo hướng là “nhà tư vấn” quá trình đào tạo cho Học viện. Để công tác thanh tra, kiểm tra phát huy được nghĩa quan trọng của nó, Bộ cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào các vấn đề trọng điểm như việc đảm bảo sự phù hợp nội dung đào tạo với mục tiêu, sứ mệnh của ngành và Học viện. Cần chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm, giám nghĩ, giám làm, không ngại va chạm và có phẩm chất đạo đức qua việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trang bị và cập nhật những kiến thức, kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến để đội ngũ làm công tác thanh tra kiểm tra hoàn thành tốt công tác của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 85 - 88)