Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực chưa hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 70 - 71)

3.3. Thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao

3.3.1. Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực chưa hợp lý

Thứ nhất, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn bất hợp lý, điều này thể hiện ở sự mất cân đối giữa các bậc đào tạo với nhau, giữa các ngành nghề đào tạo với nhau, giữa quy mô đào tạo với sự phân bố nguồn lực phục vụ đào tạo. Số lượng sinh viên được đào tạo bậc đại học quá nhiều so với số lượng sinh viên được đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng. Năm 2018, số lượng sinh viên nhập học bậc đào tạo hệ chính quy của 4 trường đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT là 11.100 sinh viên (chiếm 60% tổng số sinh viên nhập học của 3 bậc này), trong khi đó, số lượng sinh viên hệ cao đẳng là 4.979; hệ trung cấp là 2.434 (chiếm 13,1%). Trong khi trên thế giới, cứ 1 người có trình độ đại học thì cần 4 người có trình độ trung học chuyên nghiệp.

Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đều hướng tới đào tạo đa ngành nhưng lại chưa cân đối giữa các lĩnh vực trong nông lâm và ngư nghiệp. Trong các cơ sở đào tạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỷ lệ giảng viên

có trình độ tiến sĩ giảng dạy trong lĩnh vực nông nghiệp là 365 người (chiếm 53,1%), trong khi đó, tỷ lệ này giảng dạy trong lâm nghiệp là 21,5%, thuỷ lợi 24,5%, và thuỷ sản 2,25%, đội ngũ giảng viên có trình độ cao tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Như vậy, sự phân bố giảng viên không đều như trên dẫn đến tình trạng thừa - thiếu giảng viên có trình độ cao giữa các ngành đào tạo và các vùng miền.

Ngoài ra, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển nông nghiệp còn gặp một số trở ngại khác như: Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số lượng, cơ cấu giáo viên, giảng viên vẫn thiếu hụt, nhất là giáo viên, giảng viên trình độ cao giảng dạy các ngành nghề mới; trình độ ngoại ngữ của giáo viên, giảng viên của một số trường chưa đáp ứng được chuẩn quy định,…

Khả năng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao gặp nhiều trở ngại. Vấn đề tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được theo nhu cầu theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020. Đây là thách thức lớn cho đào tạo nhân lực chất lượng cao để phát triển nông nghiệp.

Bảng 3.4. Khả năng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực

TT Bậc đào tạo Nhu cầu giai đoạn

2016-2020 Thực tế năm 2018 Tỷ lệ đạt được 1 Tiến sĩ 185/năm 32 17,3% 2 Thạc sĩ 2.520/năm 2.278 90,4% 3 Kỹ sư 18.000/năm 11.100 61,7%

Nguồn:Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 70 - 71)