Mức độ xã hội hóa các ngành còn thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 73 - 76)

3.3. Thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao

3.3.3. Mức độ xã hội hóa các ngành còn thấp

Mức độ xã hội hóa đối với nhóm ngành nông nghiệp chỉ ở mức độ trung bình (đối với các ngành Thú y, Công nghệ sinh học) và thấp (đối với các ngành đào tạo truyền thống). Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đòi hỏi chi phí đào tạo cao do yêu cầu phải bố trí thời lượng và vật tư, dụng cụ, thiết bị… cho thực tập, thực hành, rèn nghề lớn và diễn ra cả ở trong nhà, ngoài trời. Trong khi đó, đối tượng sinh viên theo học những ngành này chủ yếu là con, em nông dân ở các vùng nông thôn, miền núi… có khả năng chi trả thấp. Mặt khác, do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thể hiện ở việc tạo cơ hội dịch chuyển lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như gây áp lực cho phát triển nông nghiệp. Thêm nữa, tâm lý lựa chọn ngành học của người học và gia đình luôn đề cao những ngành thuộc các lĩnh vực phi nông nghiệp để có điều kiện lập nghiệp ở khu vực thành thị hoặc lựa chọn học nghề để làm việc trong các khu công nghiệp ở địa phương với mức

thu nhập “hiện hữu” trước mắt cũng đã tác động rất lớn đến mức độ xã hội hóa đối với đào tạo trình độ đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bảng 3.6. Mức độ xã hội hóa đào tạo trình độ đại học đối với nhóm ngành nông nghiệp

TT Ngành đào tạo Điểm TB

(n=???)

Ghi chú

1 Nông học 1,67 Thấp

2 Các ngành kỹ thuật trồng trọt 2,03 Thấp

3 Chăn nuôi 2,21 Thấp

4 Kinh tế nông nghiệp 2,34 Thấp

5 Phát triển nông thôn, khuyến nông 2,16 Thấp 6 Các ngành nông nghiệp truyền thống khác 2,09 Thấp

7 Thú y 2,52 Trung bình

8 Công nghệ sinh học 2,71 Trung bình

9 Công nghệ thực phẩm, bảo quản chế biến 2,63 Trung bình

Ghi chú: (*) 3,5-5 = Cao; 2,5-3,4 = Trung bình; 1,5-2,4 = Thấp; <1,5 = Rất thấp.

Nguồn:Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thực tế cho thấy những ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có mức độ xã hội hóa thấp nhưng lại rất cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ đại học cho yêu cầu phát triển của ngành nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Để có cơ sở thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước, việc xác định danh mục ngành đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết. Theo đó, những ngành đào tạo thực sự cần thiết cho yêu cầu phát triển của ngành nhưng mức độ xã hội hóa thấp, khó tuyển sinh sẽ được ưu tiên xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, tính định mức chi phí đào tạo làm cơ sở cho việc cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào

tạo có sử dụng ngân sách nhà nước. Việc thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước cần được tiến hành theo nguyên tắc kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được dùng để bù phần chênh lệch giữa chi phí đào tạo với mức thu học phí theo quy định của nhà nước. Thậm chí, đối với một số ngành mà đào tạo nhân lực trình độ đại học là rất cần thiết và cấp bách cho sự phát triển của ngành như thủy sản, khai thác hải sản..., đề nghị ngân sách nhà nước trang trải toàn bộ chi phí đào tạo và cấp cả sinh hoạt phí.

Bảng 3.7 cho thấy hầu hết các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đều có mức độ xã hội hóa rất thấp, nhất là các ngành đào tạo truyền thống. Trong khi đó, những ngành này đều có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển của ngành.

Bảng 3.7. Mức độ ưu tiên đào tạo trình độ đại học ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có sử dụng ngân sách nhà nước

TT ngành Tên ngành Mức độ xã hội hóa Mức độ cần thiết Thứ tự ưu tiên 1 7620103 Khoa học đất 1,41 4,13 1 2 7620110 Khoa học cây trồng 1,57 4,78 2 3 7620101 Nông nghiệp 1,62 4,01 3 4 7620112 Bảo vệ thực vật 1,89 4,23 4 5 7620105 Chăn nuôi 2,21 4,16 5 6 7620102 Khuyến nông 2,11 3,68 6

7 7620113 Công nghệ rau hoa quả và

cảnh quan 2,08

3,72 7

8 7620116 Phát triển nông thôn 2,17 3,66 8 9 7620114 Kinh doanh nông nghiệp 2,34 3,94 9 10 7620115 Kinh tế nông nghiệp 2,21 3,27 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 73 - 76)