Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 48)

2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hoá các văn bản, tài liệu về đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, làm rõ nội dung quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện Học viện thực hiện cơ chế tự chủ.

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Thông qua tìm hiểu các quan điểm của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao; nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo (Luật, Nghị định, Thông tư...) để xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (xác định các khái niệm, hình thành khung lý thuyết nghiên cứu vấn đề trên cơ sở các luận điểm lý luận cơ bản, làm rõ các hoạt động cụ thể trong đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp; đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam).

- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng nhằm nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan, tìm ra khoảng trống nghiên cứu định hướng cho đề tài nghiên cứu đồng thời phân tích thực trạng, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

- Phương pháp quy nạp: trên cơ sở những bài viết ngắn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang web; các bài viết trình bày tại các hội

thảo hội nghị trong và ngoài nước, mỗi bài viết có thể đề cập đến những nội dung, khía cạnh khác nhau về quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp. Dựa trên những nội dung đó luận văn sẽ tiếp cận các nguồn thông tin mang tính quy nạp. Dựa vào các cách tư duy tiếp cận khác nhau để tổng hợp phân tích đánh giá và kết hợp ý kiến cá nhân để khái quát thành những vấn đề chung và đề xuất giải pháp quản lý.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia nhằm mục đích đánh giá được thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Từ đó, tìm ra các khó khăn và bất cập có từ các thực trạng đó để có căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thông qua các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết, các văn bản quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm định hướng giải pháp đổi mới quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỐI VỚI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Quản lý nhà nước về đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.1.1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020 và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký ban hành Quyết định số 2534/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xây dựng trên các quan điểm sau:

(1) Phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của ngành.

(2) Phát triển nhân lực ngành phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn.

(3) Phát triển nhân lực ngành phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo từng lĩnh vực thuộc ngành, từng vùng, miền, lãnh thổ.

(4) Phát triển nhân lực ngành phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cụ thể hoá Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về mặt nhân lực, nhằm xác định các giải pháp phát triển nhân lực ngành nông

nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế; đồng thời là căn cứ để các cấp thuộc ngành xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của đơn vị mình và kế hoạch phát triển nhân lực 5 năm và hàng năm. Bộ đã xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực của ngành giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Quy hoạch đào tạo nhân lực giai đoạn 2016-2020

TT Ngành/Lĩnh vực đào tạo Số lượng (người)

1 Lĩnh vực lâm nghiệp 65.300 2 Lĩnh vực nông nghiệp 320.200 3 Lĩnh vực Thủy lợi 70.300 4 Lĩnh vực Thủy sản 101.000 5 Bình quân hàng năm 111.355 Tổng số 556.800

Nguồn:Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT

3.1.2. Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020, với quan điểm:

(1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ, giải pháp để góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

(2) Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng nhấn mạnh trọng tâm là công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng, thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng nguồn nhân lực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT, phù hợp với nguồn lực hiện có.

(3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống bộ máy quản lý nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ có chức năng hoạch định chủ trương, kế hoạch và các giải pháp lớn; các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và xây dựng nông thôn mới thuộc phạm vi quản lý.

(4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa phải đáp ứng yêu cầu phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 vừa phải coi trọng những giải pháp lâu dài để xây dựng một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới cho thời kỳ sau năm 2020.

Để thực hiện các mục tiêu trên đây, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có hai giải pháp liên quan đến việc quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đó là:

(1) Ưu tiên nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính trong kế hoạch ngân sách hàng năm để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; thu hút các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cả về tài chính và các kiến thức mới về khoa học công nghệ, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

(2) Đề xuất Chính phủ cơ chế chính sách để thực hiện đào tạo theo cơ chế đặt hàng đối với các lĩnh vực đang khó khăn trong khâu tuyển sinh, đào tạo cung cấp nguồn nhân lực “đầu vào” cho ngành.

3.1.3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam viện Nông nghiệp Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ quản của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nội dung quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được quy định cụ thể tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1403/QĐ-BNN-TCCB ngày 23/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể như sau:

“1. Học viện chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và PTNT; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và của địa phương nơi có cơ sở của Học viện.

2. Quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT đối với Học viện

a) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện.

b) Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm của Học viện.

c) Phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư, phân bổ ngân sách; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo quy định.

d) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Học viện, các Phó Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Học viện; chỉ đạo xây dựng đề án vị trí việc làm; quản lý vị trí việc làm, quyết định phân bổ số lượng người làm việc của Học viện theo quy định.

đ) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện.”

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Học viện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các nội dung sau:

3.1.3.1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1206/QĐ-BNN- TCCB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Theo đó, Quyết định đã quy định cụ thể vị trí, chức năng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

“1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ NN&PTNT, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam (sau đây gọi tắt là Học viện) là cơ sở đại học trọng điểm có chức năng đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, bồi dưỡng ngắn hạn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, cung cấp dịch vụ, tư vấn về giáo dục, khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

3. Học viện hoạt động theo Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế tổ chức và hoạt động do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành.”

3.1.3.2. Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 1403/QĐ-BNN- TCCB ngày 23/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo đó, quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất

lượng đào tạo, tài chính, tài sản và đầu tư; mối quan hệ công tác; chế độ làm việc, thông tin, báo cáo; thanh tra và kiểm tra; khen thưởng và xử lý vi phạm.

Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của Học viện được quy định tại Điều 5 của Quy chế. Theo đó, Học viện được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội theo quy định của pháp luật và Quy chế này về quy hoạch, kế hoạch phát triển Học viện, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự.

3.1.3.3. Quyết định thành lập Hội đồng Học viện

Để nâng cao quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của Học viện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam khóa I tại Quyết định số 2580/QĐ-BNN-TCCB ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 925/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Nhiệm kỳ của Hội đồng Học viện Khóa I. Hội đồng Học viện gồm 25 Thành viên, trong đó, 01 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT là Thành viện Hội đồng. Hội đồng Học viện có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường đại học.

Hội đồng Học viện là cơ chế thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm giải trình của Học viện. Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã xác định phạm vi quyền lực của Hội đồng rất rộng. Tổ chức này được xem như cơ quan quản lý cao nhất của nhà trường và có trách nhiệm giải trình trước Bộ trưởng, cũng như trước công chúng về kết quả hoạt động của nhà trường.

3.1.3.4. Phê duyệt Chiến lược phát triển Học viện

Chiến lược phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 4417/QĐ-HVNN ngày 24/12/2015. Chiến lược trên cơ sở quán triệt chủ trương đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP) để có đủ khả năng phục vụ đắc lực cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân (Nghị quyết số

24/2008/NQ-CP), trước mắt là công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định số 899/QĐ- TTg) gắn với xây dựng nông thôn mới. Những nội dung cơ bản, cốt lõi trong Chiến lược phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo mô hình một đại học nghiên cứu, tự chủ đa ngành đa phân hiệu tiên tiến của thế giới nhằm khẳng định vị trí đứng đầu trong cả nước về đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3.1.4. Thành công và hạn chế của công tác quản lý nhà nước đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đã tạo lập các cơ sở pháp lý để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao tại học viện nông nghiệp việt nam (Trang 48)