Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công chức tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Lạng Sơn (Trang 31 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý công chức

1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý công chức

1.2.4.1. Các yếu tố bên ngoài

- Môi trƣờng kinh tế: Các chu kỳ kinh tế nhƣ tăng trƣởng, suy thoái kinh tế nhƣ: lạm phát làm giảm thu nhập và mức sống thực tế... có ảnh hƣởng

trực tiếp đến cuộc sống của công chức. Điều này đã thách thức trong công tác quản lý công chức. Bất cứ một tổ chức nào trong quá trình hoạt động đều phải tuân thủ theo một cơ chế nhất định đó là các quy định pháp luật. Đặc biệt là các tổ chức công thì việc tuân thủ nghiêm túc đƣờng lối , chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc là một yêu cầu tiên quyết . Trong đó quản lý công chức sẽ chịu sự chi phối và điều chỉnh của các chính sách của nhà nƣớc để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công chức nhƣ: Các chính sách về lao động, chế độ tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, chính sách về tuyển dụng...

- Môi trƣờng xã hội

Tốc độ tăng dân số ảnh hƣởng sự đa dạng về công chức đó là do sự khác nhau về nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, khoảng cách về tuổi tác, cơ cấu nguồn nhân lực... dẫn đến quản lý nguồn nhân lực sẽ thêm khó khăn và phức tạp.

Hiện nay chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta là đi tắt đón đầu sự phát triển về khoa học công nghệ của thế giới, nên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý công chức. Khi công nghệ thay đổi, một số công việc hoặc một số kỹ năng hiện tại không còn phù hợp nữa làm phát sinh nhu cầu đào tạo lại, bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với tình hình mới. Do vậy trong quản lý công chức cần phải có kế hoạch và chiến lƣợc cụ thể để có hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí sắp xếp cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ.

Các yếu tố văn hoá , xã hội cũng có tác động đến quản lý công chức vì đội ngũ công chức sẽ có thay đổi về trạng thái tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và cách nhìn nhận về các giá trị của con ngƣời . Do vậy các chính sách trong quản lý công chức cần phải điều chỉnh cho phù hợp với văn hoá , xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn cụ thể.

1.2.4.2. Các yếu tố bên trong

- Tổ chức bộ máy

nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý công chức. Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, khoa học sẽ có tính quyết định đến việc vận hành, phối hợp trong thực thi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Hiện nay, bộ máy cơ quan nhà nƣớc ở các các Bộ, ngành, địa phƣơng vẫn còn cồng kềnh dẫn đến việc phân công nhiệm vụ chồng chéo, hiệu quả công việc còn trì trệ, quan liêu, đùn đẩy không chịu trách nhiệm. Mặt khác việc kéo dài cơ chế làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số phần nào đã ảnh hƣởng đến tiến độ giải quyết công việc và hiệu lực, hiệu quả không cao.

Để công tác quản lý công chức, viên chức đáp ứng cho một tổ chức hiệu quả thì việc xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức; giữa tập thể và ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức và việc vận hành, quản lý tổ chức bộ máy hoạt động có kỷ luật, kỷ cƣơng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của công tác quản lý công chức hiện nay.

- Truyền thống lịch sử, văn hóa của tổ chức là những giá trị vô hình của một tổ chức.

Mỗi cơ quan đều có lịch sử hình thành và phát triển riêng thể hiện sứ mệnh của cơ quan, tổ chức với các mục đích, chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn. Do đó trong quản lý công chức cần nắm rõ lịch sử hình thành đó để có các chính sách quản lý công chức theo đúng sứ mệnh của tổ chức.

Văn hoá của tổ chức cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến quản lý công chức, viên chức, đó là các chuẩn mực hành vi , là mối quan hệ trong công tác , là sự ổn định nghề nghiệp; là động cơ, tâm trạng làm việc; sự hợp lý trong bố trí công tác; sự công bằng, dân chủ trong thực hiện chế độ, chính sách; sự gƣơng mẫu của cán bộ lãnh đạo; là sự quan tâm đối xử của cơ quan đối với các cá nhân công chức, viên chức, là sự hiểu biết, là sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp. Giá trị truyền thống lịch sử và của văn hoá tổ chức chính là động lực vô hình tốt sẽ truyền nhiệt huyết, tạo niềm tin cho công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao

- Nhận thức của ngƣời đứng đầu và của công chức trong tổ chức

Trong quản lý công chức thì vai trò của ngƣời đứng đầu tổ chức là rất quan trọng, vì chính ngƣời đứng đầu là ngƣời ra quyết định cuối cùng trong mọi nội dung của công tác quản lý công chức theo đúng chủ trƣơng , chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ các quyết định trong tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng lƣơng, quyết định trong bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ...

Ngƣời đứng đầu qua phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng công chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cho công chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao và đúng pháp luật.

Tuy nhiên nếu chỉ nhấn mạnh vai trò trách nhiệm và nâng cao nhận thức của ngƣời đứng đầu thôi thì vẫn thiếu đi một vế quan trọng để quản lý tốt công chức đó là trách nhiệm và nhận thức của mỗi công chức trong tổ chức. Chủ trƣơng, đƣờng lối chỉ đạo của ngƣời đứng đầu muốn thành các chính sách cụ thể thì mỗi ngƣời công chức đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình ở trong đó. Nếu công chức thiếu trách nhiệm và nhận thức không đúng đắn về vấn đề cần giải quyết thì rất dễ đi chệch hƣớng với chủ trƣơng của tổ chức. Do vậy để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao mỗi công chức phải luôn rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, thực hiện đạo đức và văn hóa công vụ. Luôn học tập rèn luyện nâng cao năng lực (cả kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc); nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính; thực hiện nghiêm đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, những việc công chức không đƣợc làm. Đồng thời, chống mọi “bệnh tật” của nền hành chính nhƣ: tệ quan liêu, cửa quyền, vô trách nhiệm, thờ ơ, né tránh công việc, vô cảm, tham nhũng, bè phái, vây cánh, lạm quyền hay lợi ích nhóm...

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ công chức Nhà nƣớc ta đã có bƣớc trƣởng thành vƣợt bậc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của dân tộc. Đặc biệt với những thành tựu to lớn về mọi mặt kinh tế, văn hoá xã hội của đất nƣớc sau 30 năm đổi mới , chúng ta không thể không khẳng định sự đóng góp lớn lao của đội ngũ công chức nói chung và vai trò của công tác quản lý c ông chức nói riêng . Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công chức học viên đã có những nhận định rõ hơn về thực trạng về quản lý công chức hiện nay có những thành tựu đáng ghi nhận những cũng có những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công chức tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Lạng Sơn (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)