Công tác đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công chức tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Lạng Sơn (Trang 72 - 75)

3.2. Phân tích thực trạng quản lý công chức tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Lạng

3.2.5. Công tác đánh giá công chức

Đánh giá công chức là khâu quan trọng đầu tiên của công tác công chức, đó là việc làm khó , rất nhạy cảm vì có ảnh hƣởng đến tất cả các khâu khác của công tác quản lý công chức , có ý n ghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ , chính sách đối với công chức cũng nhƣ giúp công chức phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác ông tác quản lý ông chức.

Đánh giá công chức đúng sẽ giúp động viên , khuyến khích công chức, viên chức nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hoá, môi trƣờng làm việc cho cá nhân công chức cũng nhƣ cho cả tập thể đơn vị , kết quả đánh giá sai thì không những bố trí , sử dụng

công chức không đúng mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển và làm xói mòn niềm ti n của công chức đối với lãnh đạo, tập thể ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

- Quy trình đánh giá công chức tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Lạng Sơn gồm:

Đánh giá định kỳ hàng năm thƣờng đƣợc thực hiện vào cuối năm sau khi hoàn thành nhiệm vụ năm và để làm căn cứ khen thƣởng.

Đánh giá đột xuất khi xem xét để bổ nhiệm công chức khi có chủ trƣơng kiện toàn công chức lãnh đạo.

Quy trình đánh giá công chức gồm các bƣớc sau: Căn cứ vào tiêu chuẩn công chức và các nội dung cần đánh giá, công chức tự viết bản kiểm điểm đánh giá kết quả một năm công tác của bản thân; tập thể công chức cùng làm việc tham gia ý kiến ; thủ trƣởng cấp trên trực tiếp của công chức nhận xét đánh giá. Kết quả đánh giá cuối cùng của công chức đƣợc công bố công khai toàn đơn vị và đƣợc lƣu trong hồ sơ quản lý công chức.

- Nội dung đánh giá công chức

Khi đánh giá công chức phải bảo đảm tính khách quan, trên cơ sở thực hiện phê bình và tự phê bình, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, kết luận theo đa số, do đó nội dung đánh giá cán bộ công chức ngày càng sát hơn.

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá công chức giai đoạn 2010-2015 TT Mức độ TT Mức độ đánh giá 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 8 9 8 12 10 15 Tỷ lệ % so với tổng số CC 8% 9% 7,2% 11% 9,4% 14% 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 89 87 100 95 95 90 Tỷ lệ % so với tổng số CC 89% 88% 90,1 87,2 89,6% 84% 3 Hoàn thành nhiệm vụ 3 2 3 2 1 2 4 Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực 0 0 0 0 0 0 5 Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ % (3+4+5) so với tổng số CC 3% 2% 2,7% 1,8% 0,94% 1,87% Tổng số CC đƣợc đánh giá 100 99 111 109 106 107

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo số lượng và chất lượng công chức của Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn từ năm 2010 đến năm 2015

Theo Bảng 3.12 từ năm 2010 đến năm 2015 tỷ lệ công chức đƣợc đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ là tƣơng đối cao, chiếm đến trên 97%, trong khi công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhƣng bị hạn chế về năng lực chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 3%. Đây là kết quả tốt về chất lƣợng công chức của Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, từ kết quả đánh giá này vẫn cho thấy liệu việc đánh giá này đã thật sự sát với chất lƣợng và hiệu quả công việc chƣa hay vẫn còn

hiện tƣợng nể nang, hình thức và chạy theo thành tích, vì nếu số công chức đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ mà chiếm tỷ lệ cao thì sẽ ảnh hƣởng đến thành tích đánh giá của tập thể đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý công chức tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Lạng Sơn (Trang 72 - 75)