2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT
2.2.1.1. Thị trường xuấtkhẩu theo cơ cấu mặt hàng
Hàng thủ công mỹ nghệ cuả TCT xuất khẩu tập trung vào 3 nhóm chính bao gồm hàng mây tre, hàng gỗ và hàng gốm sứ. Trong đó xuất khẩu hàng mây tre vượt trội so với hai mặt hàng còn lại. Năm 2005, riêng mặt hàng này đã xuất được 795.018,35 USD chiếm 79,08% tổng kim xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của TCT. Trong khi đó hàng gốm chỉ đạt 159.489,35 USD chiếm 15,86%, hàng đồ gỗ đạt 36.101,84 USD chiếm 3,59%. Sang các năm sau, hàng mây tre vẫn chiếm tỉ trọng lớn xấp xỉ 50% (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Kim ngạch và tỷ trọng cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của TCT giai đoạn 2005-2010 (Đơn vị : USD) Mặt hàng 2005 Tỷ trọng ( % ) 2006 Tỷ trọng ( % ) 2007 Tỷ trọng ( % ) 2008 Tỷ trọng ( % ) 2009 Tỷ trọng ( % ) 2010 Tỷ trọng ( % ) Gốm sứ 159.489,35 15,86 463.555,51 29,90 362.074,11 22,52 631.386,33 35,81 586.445,97 45,55 697.163,92 45,12 Mây tre đan 795.018,04 79,08 968.419,98 62,47 1.178.674,08 73,31 1.033.377,49 58,61 552.525,11 42,91 677.977,85 43,88 Đồ gỗ 36.101,84 3,59 106.647,13 6,88 61.745,20 3,84 88.725,60 5,03 20.768 3,94 76.328,76 4,94 Mặt hàng khác 14.760 1,47 11.626,30 0,75 5.314 0,33 9.754,65 0,55 97.760,06 7,59 93.529,47 6,05
Về nhóm hàng mây tre:
Trong giai đoạn từ năm 2005-2010, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của TCT phải kể tới các sản phẩm đan - hàng mây tre lá. Xuất khẩu hàng mây tre lá đan của TCT có xu hướng tăng trưởng khá ổn định.
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre của Tổng công ty giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị: USD)
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuấtkhẩu TTXKPB - TCT Thương mại Hà Nội, các năm 2005, 2006, 2007, 2008 , 2009, 2010)
Hàng mây tre xuất được nhiều hơn hai mặt hàng gốm sứ và gỗ, trước hết là do chủng loại sản phẩm. Nếu như hàng gỗ của TCT chỉ gồm hàng gỗ mỹ nghệ và gia dụng, còn hàng gốm sứ bao gồm lọ gốm hoa hồng, chậu đất nung, lọ sứ sơn mài, bình gốm, chậu gốm, chậu sứ, tượng và đồ trang trí, bát, đĩa, thìa, đèn trang trí, bình ấm nước… thì hàng mây tre, lá đan, bao gồm giỏ tre, tre cuốn, khay song, bát song, bình, mành, tủ, bàn ghế, bát đũa, đĩa, tấm lót… Không chỉ nhiều hơn về chủng loại sản phẩm, chất liệu kiểu dáng của từng loại cũng thường phong phú hơn như mũ thì có mũ lá buông, mũ tre, mũ giang; khay song, khay mây; tấm lót tre, tấm lót tre bọc sứ… Các nguyên liệu chính đều có sẵn từ tre, giang, buông, cói, trúc, lá buông, lục bình… các sản phẩm xuất khẩu cũng rất đa dạng từ túi, tấm lót đan đến bát, khay, thìa nĩa ghép từ sợi tre mỏng ép khuôn, mũ đi biển, bình, rương, sọt, rổ rá… Các mặt hàng này mẫu mã tuy không quá cầu kỳ, cách đan đòi hỏi không quá phức tạp nhưng phát triển nhanh tại thị trường các nước, do các sản phẩm đáp ứng được chỉ
tiêu kiểm tra chất lượng dùng chủ yếu một lần, chi phí thấp. Các sản phẩm người tiêu dùng ưa thích thường là màu tự nhiên, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại, tương đối tốt và khéo léo trong cách đan. Ta có thể thấy, hàng mây tre được sử dụng ở rất nhiều quốc gia có nền văn hoá khác nhau như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Italia, Nga, Mỹ, Canada, Đức, Malaysia... Cũng chính vì khả năng tiêu thụ của hàng mây tre mà TCT vẫn xác định đây là mặt hàng chủ lực của nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong thời điểm hiện tại cũng như trong vài năm tới.
Qua hình 2.3 ta có thể thấy hàng mây tre đan luôn chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của TCT, từ năm 2005 tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công và đặc biệt là năm 2007 đạt 1.178.676,08 USD. Các năm sau tốc độ tuy có giảm do khủng hoảng kinh tế, chính trị tuy nhiên mây tre vẫn là mặt hàng chủ lực của TCT. Vì lẽ đó, TCT đang tìm cách phát triển thị trường để khôi phục và tăng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
Về nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ:
Sau mặt hàng mây tre, gốm sứ cũng là mặt hàng được phát triển ổn định, có tiềm năng và được TCT chú trọng đầu tư phát triển.
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của Tổng công ty giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị: USD)
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của TTXKPB, TCT Thương mại Hà Nội, các năm 2005, 2006, 2007, 2008 , 2009, 2010
Sồ liệu trong hình 2.4 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của TCT có tốc độ tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ chiếm xấp xỉ 20% tổng kim ngạch vào năm 2005 và tới năm 2010 con số này đã tăng lên gần 50% (697.163,95 USD) đạt kim ngạch lớn nhất từ trước đến nay. Qua đó thấy được hướng đầu tư đúng dắn của TCT cho mặt hàng tuy có giá trị xuất khẩu nhỏ nhưng tiềm năng phát triển là rất lớn trong tương lai.
Các sản phẩm của TCT chủ yếu về gốm sứ thường là các loại bộ chậu gốm, bình hoa, lọ, chậu đất đỏ... TCT đã mạnh dạn đầu tư vào nhà máy gốm sứ Bát Tràng chuyên cung cấp phần lớn các sản phẩm đồng thời thu mua hàng gốm ở các cơ sở như Đồng Nai và Bình Dương.
Tuy nhiên, xét về sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì sự phong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại mặt hàng gốm sứ của Việt Nam nói chung và của TCT nói riêng chưa bằng của Trung Quốc. Do hoạt động đầu tư bước đầu vẫn còn thụ động, manh mún, bán chủ yếu các sản phẩm có sẵn trên thị trường, chất liệu và mẫu mã văn hoa chưa đi vào chi tiết. Vì thế mặt hàng này thường được xuất sang một số nước như Nga, Serbia, Israel… còn các thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã như Nhật, Mỹ… mặt hàng này xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế.
Về nhóm hàng đồ gỗ mỹ nghệ:
Kim ngạch mặt hàng này trong những năm 2006-2010 có tăng lên so với năm 2005 một cách đáng kể, tuy nhiên sự tăng trưởng này không ổn định.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng đồ gỗ mỹ nghệ của Tổng công ty giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị: USD)
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của TTXKPB, TCT Thương mại Hà Nội, các năm 2005, 2006, 2007, 2008 , 2009, 2010
Mặt hàng này chủ yếu được TCT xuất sang một số thị trường truyền thống như Nhật, Mỹ và một số nước Đông Nam Á như Singapore; Malaysia với các sản phẩm chủ yếu là hàng gỗ mỹ nghệ, gia dụng. Các chủng loại gỗ mỹ nghệ là tượng, đồ nội thất, khung tranh. Các chủng loại gỗ gia dụng bao gồm đồ gỗ trong bếp như bát, đĩa, thìa nĩa, đũa gỗ, guốc gỗ, ghế gỗ, thanh gỗ, hộp gỗ, khay gỗ… Các sản phẩm gỗ hiện chiếm kim ngạch nhỏ trong tổng kim ngạch xuất hàng thủ công mỹ nghệ của TCT, chủ yếu xuất sang thị trường Châu Mỹ với các sản phẩm đồ gỗ phục vụ nhà bếp làm bằng chất liệu gỗ cao su, chi phí thu mua nguyên liệu rẻ. Hiện nay, mặt hàng chiếm kim ngạch lớn trong nhóm hàng gỗ chủ yếu là loại gỗ dăm, nguyên liệu để sản xuất giấy, hiện đang được xuất thường xuyên sang thị trường Nhật Bản.
Nhìn chung, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của TCT là các sản phẩm có giá trị thấp, hàng hoá mẫu mã đơn giản, tiện dụng, nguyên liệu gỗ thường là gỗ cao su rẻ tiền. So với nguyên liệu gỗ cao su của Trung Quốc, hàng của TCT đẹp hơn, cạnh tranh hơn và được làm tỉ mỉ cẩn thận hơn với giá thành thấp. Trong khi đó, các sản
phẩm gỗ mỹ nghệ cầu kỳ như tượng, tràng kỷ, đồ nội thất như giường tủ, tượng với chất liệu gỗ tốt đang rất được thịnh hành và ưa thích tại thị trường này thì nghèo nàn, chưa có được chân hàng lớn, chưa phải mặt hàng thế mạnh, giá cả chưa cạnh tranh, chưa đáp ứng được những thay đổi trên về thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy, tăng trưởng của mặt hàng này không đồng đều qua các năm.
Ngoài ra, TCT còn phát triển, đa dạng hóa một số sản phẩm khác bao gồm các hàng tạp phẩm chiếm tỉ trọng nhỏ khoảng 10-15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm: nến, thêu ren, thủy tinh, dép, quần áo, nước xả vải, dầu gội đầu… Các sản phẩm này hiện chưa phải thế mạnh của TCT, số lượng khách hỏi hàng và giao dịch chưa nhiều.
Như vậy, qua nhiều năm kinh doanh, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của TCT vẫn chỉ tập trung vào 3 loại trong khi hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn rất nhiều loại khác có tiềm năng lớn như đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm chạm khắc, thêu ren... Trong thời gian tới TCT đang xem xét khả năng chuyển đổi sang kinh doanh những mặt hàng có hiệu quả hơn cũng như mở rộng mặt hàng kinh doanh thủ công mỹ nghệ.