Công tác sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 66 - 67)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT

2.2.2.2. Công tác sản phẩm

Hiện nay, TCT Thương Mại Hà Nội là một đơn vị kinh doanh trung gian chuyên mua bán xuất nhập khẩu rất nhiều loại mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Để mở rộng thị trường, TCT đã chủ trương đa dạng hoá sản phẩm, mặt hàng nào có khả năng đem lại lợi nhuận thì TCT chú trọng đầu tư và phát triển. Vì vậy, danh mục mặt hàng rất đa dạng từ các loại sản phẩm gốm sứ (bình chậu...), mây tre đan (khay, giỏ, hộp...), cho đến các sản phẩm trưng bày, nghệ thuật, các mặt hàng thêu ren...

Phương thức hoạt động kinh doanh của TCT thường là ký kết hợp đồng mua bán trước, sau đó tổ chức thu mua hàng hóa. Nguồn hàng chủ yếu ở các chân hàng thân thuộc và uy tín, đó là các hộ gia đình, các hợp tác xã, các TCT tư nhân, hoặc các TCT liên kết với các xí nghiệp sản xuất. TCT luôn chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn hàng sao cho đảm bảo được chất lượng hàng hóa theo yêu cầu của người mua. Hàng hóa được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau vừa tránh việc phụ thuộc vào người cung cấp, vừa đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, cũng như đa dạng chủng loại mẫu mã.

Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, do đặc điểm sản xuất thường phân tán và mang tính sản xuất nhỏ, TCT thường làm dịch vụ thu mua và xuất khẩu hàng hóa, nên các sản phẩm chào bán chủ yếu từ các làng nghề, các chân hàng quen thuộc. TCT thường dùng rất nhiều các mẫu hàng của đơn vị bạn hoặc mua mẫu, chụp ảnh rồi gửi cho bạn hàng. Cho đến nay, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của TCT chào bán đã có hơn 300 chủng loại sản phẩm (như giỏ, lẵng hộp, bát, khay…), mỗi chủng loại có khoảng 120 chất liệu khác nhau, và trên dưới 1000 thiết kế khác nhau. Do đa dạng về mặt hàng và đảm bảo về tính thẩm mỹ nên nhu cầu của người tiêu dùng về hàng thủ công mỹ nghệ của TCT ngày một tăng. Ví dụ như: Năm 2005 số khách hàng Mỹ (chuyên đặt hàng với TCT) là 6 doanh nghiệp, đến năm 2009 số lượng này đã lên tới 30, nhiều khách hàng đặt hàng như hệ thống Walmart đã tìm

đến TCT [10]. Mặc dù, TCT hoạt động chủ yếu về thương mại, bất lợi là không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cải tiến mẫu mã; chất lượng sản phẩm, song TCT rất chú trọng tới vấn đề này, vì nó có tính chất quyết định đến việc marking và bán hàng. Về mặt mẫu mã, TCT đang đầu tư một đội ngũ chuyên nghiên cứu và thiết kế mẫu mã cho từng mặt hàng, thường xuyên ra các catalogue giấy và e- catalogue theo chủ đề mới để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Bên cạnh đó, TCT không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc tìm kiếm, chọn lọc những nguồn hàng với yêu cầu ngày càng cao và kiểm hàng chặt chẽ trước khi xuất. Ngoài ra, TCT sớm áp dụng những quy định an toàn vệ sinh theo quy định của từng thị trường cho những sản phẩm thu gom từ các chân hàng; ví dụ năm 2009, TCT đã chủ động lấy mẫu một số sản phẩm tre cuốn mà nhà nhập khẩu Mỹ đang thực sự quan tâm đi kiểm tra độ an toàn thực phẩm; hoặc xin các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm. Vì thế, TCT đã đảm bảo được chất lượng hàng xuất phù hợp với yêu cầu của hợp đồng đã ký kết, giữ được chữ tín trong kinh doanh, phát triển được các mối quan hệ với các đối tác lớn lâu bền, cũng như kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm.

Từ đầu năm 2005, TCT đã xúc tiến chào hàng thêu ren, nến… và được thị trường Nhật, Singapore chấp nhận và đặt hàng tương đối thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)