2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT
2.2.2.1. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Là một TCT hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên TCT luôn coi vấn đề tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng tiêu thụ giữ vai trò quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với việc đảm bảo lợi nhuận.
Hiện nay, TCT có Phòng Tổng hợp (gồm 4 Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu và hai phòng Khu vực thị trường) phía Bắc với nhiệm vụ lên kế hoạch kinh doanh, thực hiện các kế hoạch đối nội, đối ngoại, nghiên cứu thị trường. Tuy các thông tin do các phòng này cung cấp có độ tin cậy khá cao nhưng yếu tố cập nhật, kịp thời nhiều khi chưa được đảm bảo. Các thông tin mới chỉ đưa ra một cách nhìn tổng quát về thị trường mà chưa đi sâu phân tích những đặc điểm riêng về nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm. Nhiều khi việc xác định thị trường và chủng loại sản phẩm kinh doanh chỉ dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của các trưởng phòng kinh doanh XNK... Vì vậy, các hoạt động của TCT chủ yếu mang tính thu nhặt mà chưa mang tính chiến lược lâu dài.
Đối với thị trường Đông Á:
Vì đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, quan hệ giữa các chính phủ khá bền vững và ngày càng được củng cố nên thuận lợi cho TCT trong quá trình nghiên cứu thị trường. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập TCT đã tiến hành khảo sát và nhận thấy một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… có nhu cầu cao và tương đối ổn định về mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre, sản phẩm gỗ, gốm sứ và hàng thổ cẩm. Thông qua một số tổ chức như JETRO, ASEAN… đồng thời tham gia các hội chợ quốc tế, TCT đã tạo mối quan hệ vững bền, uy tín đối với những thị trường này. Vì thế Nhật, Hàn Quốc và Singapore sớm trở thành các thị trường quen thuộc của TCT trong những năm qua. Trong quá trình đó, TCT cũng có những biện pháp, chiến lược riêng cho mỗi thị trường tuỳ vào tình hình thực tế.
Cụ thể như: Thị trường Nhật, Đài Loan đang giảm dần nhu cầu hàng mây tre và gốm sứ do mẫu mã, kiểu dáng không thay đổi nhiều. Vì thế TCT đưa ra những sản phẩm mới, kết hợp được tính hiện đại và truyền thống. Ngoài ra, TCT cũng sẽ mở rộng nhiều mặt hàng xuất như chào hàng may mặc bằng chất liệu thổ cẩm vì khách du lịch Nhật khi sang Việt Nam thường rất thích và tìm mua mặt hàng này. Đối với thị trường Hàn Quốc, nhu cầu của thị trường này tập trung nhiều vào hàng mây tre và chưa có dấu hiệu bão hoà. Vì thế, TCT sẽ không quá tập trung vào chất lượng của hàng hoá xuất sang thị trường Hàn Quốc mà tập trung vào giá cả và biện pháp xúc tiến.
Ngoài ra, TCT nhận thấy khu vực này còn có rất nhiều thị trường tiềm năng nên đang tiến hành thu thập một số thông tin để đặt văn phòng đại diện tại một số nước.
Đối với thị trường Châu Âu:
Đây là thị trường rộng lớn với nền kinh tế phát triển nên được TCT đặc biệt chú trọng. Qua thu thập thông tin, TCT tập trung vào thị trường này theo ba khu vực chính: Nga, thị trường Tây Âu và thị trường Đông Âu.
Nga là thị trường có mối quan hệ từ lâu với nước ta về chính trị cũng như kinh tế, TCT đã coi Nga là thị trường trọng điểm và ngay từ đầu đã có nhiều đầu tư lớn
vào thị trường này. Thị trường này không yêu cầu cao về kỹ thuật, mẫu mã đơn giản nhưng hàng hóa phải chất lượng đồng đều và màu sắc đẹp. Do vậy, TCT đang có chiến lược khai thác thị trường bằng những sản phẩm có mẫu mã mới, giá cả và phương thức thanh toán phù hợp và linh hoạt. TCT đã đặt văn phòng đại diện tại thủ đô Maxtcova từ năm 2006 với số lượng cán bộ công nhân viên ngày càng tăng. Vì Nga là một đất nước rộng lớn, nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao nên đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển sản phẩm cũng như mở rộng thị trường sang một số khu vực khác trên toàn lãnh thổ tại Nga.
Thị trường Tây Âu có truyền thống sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ nhưng chưa biết nhiều đến các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên đây là khu vực có thị trường lớn và TCT đã có những đơn đặt hàng thăm dò từ Italia, Anh.
Gần đây, nhờ xúc tiến tích cực của Chính phủ thị trường Tây Âu không còn quá xa lạ với TCT và doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ khác. Để mở rộng thị trường sang khu vực này, TCT tập trung vào các hoạt động quảng cáo trên các tạp chí thương mại, tích cực chào gửi hàng giới thiệu hàng hoá tại các hội chợ, triển lãm. Song song với quá trình này, TCT cũng tìm kiếm đối tác qua các trung gian.
Phát triển sang thị trường này, giá cả hàng hoá không là điều kiện quá quan trọng mà các sản phẩm phải đảm bảo có chất lượng cao. Vì thế nguyên liệu sẽ được sử lý tốt để tránh tình trạng gặp khí hậu khô lạnh, sản phẩm bị cong vênh, nứt nẻ... hoặc bị mốc khi trời ẩm. Ngoài ra, TCT áp dụng chính sách phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng mẫu mã đưa ra các loại hàng độc đáo.
Đối với thị trường Đông Âu, TCT chú trọng nối lại các quan hệ với các bạn hàng cũ. Yêu cầu về chất lượng ở thị trường này không cao như ở thị trường Tây Âu. Các sản phẩm sẽ không rập khuôn như trước mà có thêm nhiều kiểu dáng.
Đối với thị trường Châu Mỹ:
Khả năng hàng thủ công mỹ nghệ vào khu vực Bắc Mỹ là rất lớn mặc dù ban đầu còn gặp nhiều khó khăn về rào cản thương mại. Hiện nay hàng xuất khẩu vào
Mỹ của TCT còn chưa lớn nhưng khá ổn định nên cần chú ý hơn đến thị trường đầy tiềm năng này.
Mỹ là thị trường lớn, trong những năm qua xuất khẩu vào thị trường này ngày một tạo ấn tượng tốt trên cả ba mặt hàng mây tre, hàng gỗ, và hàng gốm sứ. Trong đó, xuất khẩu hàng mây tre vượt trội so với hai mặt hàng còn lại do chủng loại sản phẩm đa dạng. Ngoài ra, sản phẩm mây tre lá với mức giá rẻ, dễ phù hợp với thời tiết, khí hậu của các vùng địa lý khác nhau nên cũng dễ dàng cho việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. TCT đã đầu tư đội ngũ chuyên thiết kế các sản phẩm theo xu hướng thời trang và phù hợp với thói quen tiêu dùng của người Mỹ. Các hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu mang tính thu nhặt mà chưa mang tính chiến lược lâu dài nên để khuyến khích khách hàng Mỹ mua nhiều và mua thường xuyên, TCT đã đưa ra chính sách giá cả và thanh toán linh loạt phù hợp với từng đối tượng mua hàng.
Thị trường Canada có nhu cầu lớn về nhiều mặt hàng khác nhau nhưng các TCT Việt Nam chưa chú ý nhiều đến thị trường này. Đây là một thị trường tiềm năng các hàng thủ công xuất sang đây cần hội đủ các tiêu chuẩn về hàng thủ công mỹ nghệ sẽ được giảm thuế hoặc miễn thuế. Nhu cầu của thị trường này chủ yếu là các đồ đan bằng mây tre, trúc, hàng gốm sứ... Trong những năm gần đây TCT đã phát triển sang thị trường này với số lượng tương đối nên đây sẽ là bước đệm thuận lợi để TCT tạo dấu ấn trên thị trường này.
Khảo sát của TCT cho thấy các thị trường Nam Mỹ và Bắc Mỹ có tiềm năng để phát triển. Trong tương lai khu vực Nam Mỹ rất có thể sẽ trở thành thị trường trọng điểm của TCT. Chọn thị trường này, TCT sẽ gặp bất lợi về cước phí vận chuyển, về phương thức thanh toán nhưng sản phẩm của TCT khá phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên có điều kiện để phát triển. TCT cũng mở rộng sản phẩm sang các nước như Chile, Brazil, Agentina.
Nhìn chung, TCT hoàn toàn có khả năng duy trì thị trường của mình ở Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật và Đông Âu nếu như công tác mặt hàng được chú trọng hơn. Các thị trường khác như Tây Âu, Nam Mỹ và một số nước Trung Đông là những thị trường mới chưa biết nhiều đến sản phẩm của TCT, vì thế các hoạt động quảng cáo,
xúc tiến và việc thiết lập kênh phân phối sẽ được TCT chú trọng để thâm nhập vào các thị trường này.