Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 77 - 83)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại

Những khó khăn và hạn chế của TCT Thương Mại Hà Nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan được đề cập chi tiết sau đây:

- Nguyên nhân khách quan

Do bối cảnh kinh tế: Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra trong xu hướng tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế sâu rộng nên đặt TCT trước tình thế phải cạnh tranh gay gắt về vấn đề giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Nhiều đơn hàng chạy đua về giá đã không quan tâm đến chất lượng sản phẩm gây thua lỗ về mặt kinh doanh và uy tín. Điều đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kinh doanh hàng xuất khẩu của TCT, kim ngạch xuất khẩu có thể tăng so với năm trước nhưng một phần là nhờ vào việc tăng tỉ giá, chứ không phải tăng số lượng đơn hàng. Ngoài ra, TCT còn phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra từ năm 2008 đến năm 2009 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ, vì đây là sản phẩm chủ yếu có tính chất trang trí; do đó, kinh tế suy giảm sẽ khiến sức mua giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công năm 2008-2009 bị sụt giảm.

Do điều kiện tự nhiên, thời tiết mùa vụ: Sự thay đổi thất thường của điều kiện tự nhiên đã làm cho TCT gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu mua và xuất khẩu hàng thủ công. Những trở ngại về thời tiết như hạn hán, bão lũ, đặc biệt là đợt rét đậm năm 2007 đã không chỉ làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liệu mà còn ảnh hưởng tới giá cả và chất lượng nguồn hàng.

Về vấn đề phục hồi và phát triển nguồn nguyên liệu: Việt Nam nói chung, TCT và các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng chưa có ý thức về việc phục hồi và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước duy trì làng nghề và sản xuất sản phẩm truyền thống. Trong khi đó, việc phục hồi và phát triển nguồn nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng cho việc tạo ra sự phát triển bền vững trong xuất khẩu và cải thiện môi trường. Việc khai thác mây tre, gỗ xảy ra thường xuyên trong khi việc

khôi phục nguồn cung cấp này lại rất hạn chế. Nhiều khu rừng tre, trúc, mai, vầu bị khai thác một cách cạn kiệt. Chính vì vậy, tương lai không xa, chi phí đầu vào sẽ tiếp tục tăng lên, giá cả hàng hoá khó có thể cạnh tranh và việc duy trì làng nghề cũng là một vấn đề sẽ được tranh luận.

Về cơ sở nguồn hàng: Hiện tại, một số thị trường quy định rất khắt khe đối với các sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu phải được sản xuất tại các nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh và bảo vệ nhân quyền (như luật của Mỹ: Ví dụ như không được sử dụng lao động là trẻ em dưới 18 tuổi, không được sử dụng lao động là người già, hàng tháng phải nộp bảo hiểm xã hội và trả mức lương cố định ngay cả khi cơ sở sản xuất không nhận được đơn hàng. Nhân viên phải có đồng phục, mũ bảo hiểm, găng tay và khẩu trang lao động…). Hầu hết các cơ sở không đáp ứng được tiêu chuẩn này. Do đó, khi bạn hàng tới đánh giá tiêu chuẩn nhà máy thì khó đáp ứng được tiêu chuẩn, khách hàng khó quyết định đặt hàng khi hàng hóa xuất đi không cho giấy chứng nhận về cơ sở sản xuất an toàn.

Đối với những mặt hàng không phải là mặt hàng truyền thống của TCT ví dụ như thêu ren, gỗ chạm khảm mỹ nghệ, đồ đúc, rèn, cán bộ giao dịch thường rất khó liên hệ và đặt quan hệ lâu dài với các cơ sở mới. Do không phải là mặt hàng thế mạnh, không thường xuyên liên hệ với cơ sở (do TCT nhận được ít thư hỏi hàng của khách hàng), nên cơ sở thường chào giá cao, TCT cũng không thể ép giá khi không phải là các chân hàng thân thuộc. Vì vậy, một mặt TCT khó nhận được đơn hàng của khách, và một mặt khi cán bộ hỏi giá nhiều mà không có đơn hàng, thì cơ sở ngừng, và từ chối cung cấp hàng hóa, giá cả vì cho rằng TCT đang thăm dò thị trường, khảo sát giá là chính.

Công tác hỗ trợ nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại của nhà nước:

Bao gồm những luật lệ, chính sách, thông tin giúp các doanh nghiệp có khả năng đối phó với những biến động: Tỉ giá, chính sách thưởng xuất khẩu, vấn đề marketing xuất khẩu. Nói chung, hoạt động xúc tiến thương mại đặc biệt là các chính sách xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia triển khai còn chậm và lúng túng, hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành hàng nhìn chung vẫn thấp. Hơn nữa,

môi trường xã hội và các thể chế hỗ trợ xuất khẩu chậm được cải thiện và chưa đáp ứng được những thay đổi trong tình hình mới. Ví dụ như các chương trình xúc tiến thương mại nên tập trung vào đầu năm hay giữa năm để doanh nghiệp tham gia các hội chợ nắm bắt nhu cầu khách hàng triển khai mẫu mã, và đưa ra định hướng. Tuy nhiên, một số các chương trình xúc tiến tham gia Hội chợ lại tập trung vào cuối năm, khi doanh thu và tài trợ cho các chương trình xúc tiến chưa được giải ngân hết. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước rất thiệt thòi trong việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Ví dụ, TCT đã tham gia hội chợ Nhật Bản vào tháng 10/09, hội chợ Malaysia vào tháng 11/09, có rất ít khách hàng tham quan, chủ yếu là để phục vụ giao lưu văn hóa giữa các nước.

- Nguyên nhân chủ quan

Chưa có tầm nhìn và chiến lược cụ thể: Luật lệ, thủ tục nhập khẩu của một số thị trường rất rườm rà và ngày càng phức tạp, trong khi đó TCT chưa thực sự có chiến lược cụ thể nhằm đáp ứng những yêu cầu này, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thông tin của khách hàng, và làm theo phương thức đối phó.

Bảng 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của TCT trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn

2007-2010

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng kim ngạch XK TCMN của Việt Nam(USD) 750.000.000 1.000.000.000 880.000.000 1.500.000.000 Kim ngạch Xuất khẩu TCMN của TCT (USD) 1.607.807 1.763.244 1.287.500 1.545.000 Tỷ trọng (%) 0,214 0,176 0,146 0,103

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu cuối năm của TTXKPB - TCT giai đoạn 2007 – 2010 và báo cáo xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Bộ Thương mại

Theo bảng 2.4, xuất khẩu các mặt hàng hàng thủ công mỹ nghệ của TCT đạt 1.545.000 USD năm 2010, nếu so kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam (1.500.000.000 USD) thì chỉ chiếm 0.103 %. Đây là con số khá khiêm tốn, bởi vì còn rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao mà TCT chưa khai khác tối đa như mặt hàng thêu ren, gỗ, sắt mỹ nghệ, gốm, sơn mài... Nguyên nhân chủ yếu là TCT vẫn lúng túng trong việc khai thác thị trường, chưa thật sự chủ động và có chiến lược phát triển cụ thể trên thị trường này. Hiện nay, phần lớn vẫn làm việc theo kiểu phi vụ hợp đồng theo chuyến hàng nên tính ổn định trong xuất khẩu thấp.

Về vấn đề tài chính: Dù được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào nhưng tiềm lực tài chính chưa thực sự đáp ứng đủ yêu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như đã đề cập, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của TCT còn theo vết mòn, chưa sáng tạo, ít thay đổi. TCT chưa dám mạnh dạn ứng vốn cho cơ sở để thu gom nguyên liệu liệu khi đến vụ mùa, chưa tạo điều kiện để cơ sở bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt, và mua các máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất để tiết kiệm thời gian và chi phí. Ví dụ như đơn vị kinh doanh gốm Chu Đậu, đã được TCT đầu tư khôi phục, khai thác ngành nghề lại rất thành công. Hiện tại có rất nhiều đơn hàng gốm được khách hàng Mỹ, Nga quan tâm, số lượng đơn hàng nhiều, tuy nhiên thiếu thiết kế cho sản phẩm mới, năng lực sản xuất hạn chế, do thiếu lò nung, do không dám dự trữ nhiên liệu đốt là gas khi giá gas trong nước vào thời điểm chưa có đơn hàng rẻ. Điều này cho thấy, việc đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu hàng mỹ nghệ còn hạn chế.

Về vấn đề marketing xuất khẩu: Marketing xuất khẩu bao hàm từ việc nắm bắt các thông tin thị trường từ: nhu cầu (số lượng, chất lượng, mẫu mã, vòng đời sản phẩm hàng hoá...), giá cả, chính sách, luật lệ, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh… đến việc quảng bá sản phẩm vào thị trường. Khả năng thực hiện marketing xuất khẩu của TCT nói chung vẫn còn yếu. Bên cạnh việc chưa nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường thì hoạt động marketing nhằm cung cấp thông tin sản phẩm thủ công mỹ

nghệ tới khách hàng vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, chưa sử dụng được lợi thế của thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm, đưa thông tin trực tiếp đến người tiêu dùng trực tiếp. Website hàng thủ công mỹ nghệ còn nghèo nàn về nội dung, sản phẩm trưng bày trên web chưa đẹp, thiếu phong phú về mẫu mã, kiểu dáng... Chính những nguyên nhân trên đã làm hạn chế khả năng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm.

Về bộ máy quản lý: TCT đã đổi mới mô hình hoạt động để các đơn vị được tự quyết định phương án kinh doanh, hạch toán độc lập và chuyển dần sang hình thức TCT cổ phần. Tuy nhiên vẫn là doanh nghiệp được sinh ra và trưởng thành từ những năm 1990, nên bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chồng chéo. Để giải quyết khiếu nại của khách hàng, hay quyết định một phương án kinh doanh mới, các đơn vị thực hiện phải xin ý kiến lãnh đạo từ cấp cao nhất cho đến lãnh đạo phòng ban. Trong khi đó, một phương án kinh doanh mới đáng nhẽ cần được ra quyết định nhanh chóng, đúng thời điểm lại được giải trình quá lâu điều này khiến khách hàng không yên tâm, do đó mất cơ hội kinh doanh cho TCT.

Ngoài ra, trình độ quản lý về xuất khẩu của TCT còn có những thiếu sót, có những phòng ban vì lợi ích cục bộ chỉ chạy theo số lượng, kim ngạch cốt để hoàn thành kế hoạch mà không có trách nhiệm với khách hàng và người tiêu dùng, không quan tâm duy trì cải tiến chất lượng, mẫu mã, chủng loại làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung của TCT. Ví dụ trước khi thực hiện đơn hàng, TCT phải gửi mẫu sản phẩm để khách xác nhận trước khi sản xuất. Trong quá trình thực hiện đơn hàng, do sơ suất của đơn vị sản xuất nên một phần năm số lượng sản phẩm không đáp ứng với yêu cầu xuất khẩu, trong quá trình kiểm tra đã bị loại. Giá chào thấp để cạnh tranh, trong khi sản phẩm loại ra nhiều không bù đắp được chi phí. Bên cạnh đó, trong thời gian ngắn, đơn vị sản xuất không thể sửa được số sản phẩm loại ra vì hàng hóa được giao theo điều kiện L/C, nên số sản phẩm không đạt chất lượng vẫn được đóng kèm vào trong số sản phẩm đạt chất lượng xuất đi. Khi khách hàng khiếu nại, đòi bồi thường, đơn vị sản xuất thường từ chối thanh toán, và viện lý do do thay

đổi thời tiết nên sản phẩm có thể bị co ngót, vỡ trong quá trình vận chuyển. Điều đó đã ảnh hưởng đến công tác giao dịch thị trường và ảnh hưởng đến uy tín của TCT.

Về chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên: Đội ngũ lao động của TCT tuy dồi dào, đông đảo, hầu hết các cán bộ công nhân viên đều có bằng cấp cao, có chuyên môn và luôn cố gắng nỗ lực trong công việc, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số nhân viên chưa được đào tạo cơ bản, được sắp xếp không đúng ngành đúng nghề nên nhiều lúc còn bị động trong công việc. Một vài cán bộ làm công tác đối ngoại trình độ tiếng Anh còn thấp, không đáp ứng được công tác giao dịch ngoại ngữ. Nhiều cán bộ chỉ làm việc theo kinh nghiệm đơn thuần nên thiếu tính khoa học và hiệu quả thấp. Ví dụ việc đánh giá và kiểm tra chất lượng hàng xuất còn thiếu chính xác, trong khi đội ngũ kiểm hàng chuyên nghiệp ở bên ngoài đã có máy móc đo độ ẩm của sản phẩm thủ công, dẫn đến một số đơn hàng bị khách hàng khiếu nại, phải làm hàng bù hoặc trả lại tiền cho khách. TCT còn thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách về lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử, thiết kế mặt hàng, xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, bộ máy quản lý của TCT cần được xem xét lại theo hướng gắn thu nhập của mỗi người với hiệu quả công tác để có thể đáp ứng được yêu cầu mới, tránh tình trạng cán bộ công nhân viên trong TCT so sánh công việc và thu nhập, đồng thời giải quyết tốt chính sách cán bộ.

Trên đây là những phân tích về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của TCT Thương Mại Hà Nội giai đoạn 2005-2010. Để thúc đẩy hơn nữa công tác phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới, TCT phải tiếp tục phát huy được những kết quả đạt được, đồng thời phải tìm ra những biện pháp hiệu quả để hạn chế tối đa và giải quyết những mặt khó khăn vẫn còn tồn tại.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI TỔNG CÔNG

TY THƢƠNG MẠI HÀ NỘI

Chương 3 đưa ra một số nhận định cơ bản về nhu cầu của thị trường của mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sau đó ra đưa ra một số định hướng và biện pháp để phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của TCT trong thời gian tới.

3.1. XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƢỜNG QUỐC TẾ VÀ DỰ BÁO VỀ THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)