MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 85 - 88)

CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015

3.2.1. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ của Tổng công ty trong thời gian tới

Khi bước vào hoạt động kinh doanh, bất kỳ một công ty nào cũng đều phải xác định được mục tiêu kinh doanh cho thời gian tới. Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, các công ty mới có thể xây dựng được các kế hoạch kinh doanh cũng như các chính sách cho từng thị trường để thực hiện.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong thời gian qua tuy đạt được một số kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa có được những bước tiến nhanh và vững chắc. TCT đã đề ra các chỉ tiêu mục tiêu ngắn hạn để thực hiện còn các kế hoạch kinh doanh dài hạn đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, quan điểm kinh doanh của TCT trong những năm tới vẫn là tập trung xây dựng và phát triển các mối quan hệ bền vững với khách hàng. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của TCT trong điều kiện mới, ban lãnh đạo TCT đã đề ra phương hướng hoạt động của TCT trong thời gian tới như sau:

- Chú trọng mở rộng các mối quan hệ thương mại với các thị trường trong và ngoài nước.

- Khuyến khích nhiều biện pháp để tăng nhanh xuất khẩu hoặc liên doanh liên kết để xuất khẩu, phát triển các hình thức gửi bán, giới thiệu hàng hoá. Phát huy kinh nghiệm xuất nhập khẩu, cân đối giữa xuất và nhập đối với một số thị trường như Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc...

- Tiếp tục tập trung vào một số mặt hàng chủ lực theo hướng phát triển sản phẩm để giữ thị trường.

- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phấn đấu giảm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán mà TCT đã đề ra, thực hiện phân phối tiền lương theo lợi nhuận để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

- Tiếp tục công tác đào tạo cán bộ, nhân viên cả về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ để tiến hành đổi mới cơ cấu lao động.

- Giải quyết dứt điểm các công nợ còn tồn đọng, tránh việc ách tắc vốn. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, TCT sẽ tập trung vào hai mặt hàng chủ yếu là mây tre đan và gốm sứ. Hàng mây tre sẽ được mở rộng theo hướng phát triển những sản phẩm có giá trị cao như bàn ghế, giường tủ...để nâng cao lợi nhuận. Còn mặt hàng thảm, tuy không là loại hàng xuất khẩu chính nhưng nếu khách hàng có yêu cầu, dù là đơn hàng có giá trị nhỏ thì TCT cũng sẽ cố gắng đáp ứng. Tuy nhiên, trong hàng thảm, TCT sẽ dành ưu tiên đối với thảm len vì thảm đay có giá trị rất thấp và không có nhiều khả năng phát triển... Trong thời gian tới, tiếp tục chú trọng công tác thị trường, tìm kiếm thị trường mới, tăng giá trị xuất khẩu ở những thị trường có khả năng cạnh tranh.

3.2.2. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ dài hạn

+ Đối với thị trường trong nước:

- Mạng lưới cửa hàng bán lẻ sẽ được thiết lập chủ yếu tại các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh... để nắm bắt trực tiếp nhu cầu của thị trường trong nước.

- TCT sẽ liên kết với các công ty chưa có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu hoặc các công ty cần nhập khẩu loại hàng hoá ngoài lĩnh vực kinh doanh của họ, để tiêu thụ được hàng nhập khẩu của TCT.

- Một mặt TCT vẫn liên kết với các bạn hàng cũ để phát triển sản xuất kinh doanh, một mặt tìm kiếm các nguồn hàng mới làm đa dạng danh mục mặt hàng xuất khẩu.

+ Đối với thị trường ngoài nước:

- Mở rộng sang các thị trường ở châu Phi và Trung Đông

- Tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển theo chiều sâu thị trường Nga, Nhật Bản, Mỹ các nước Đông Âu, một số nước trong khu vực Đông Bắc và Đông Nam Á. Giữ vững những thị trường này bằng cách phát triển sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm.

+ Đối với cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ:

Bên cạnh yếu tố phân chia khu vực thị trường, xác định được đúng chủng loại mặt hàng cũng là một yếu tố quan trọng mang đến sự thành công của hoạt động kinh doanh. Do đó trong thời gian tới TCT xác định tập trung đầu tư vào 02 nhóm hàng, đó là:

- Nhóm thứ nhất tập trung vào các sản phẩm truyền thống có chất lượng trung bình, rẻ mà TCT đã xuất chạy trong những năm qua. Những sản phẩm này chủ yếu làm bằng chất lượng mây tre, lá bàng, buông, kỹ thuật đan đơn giản nhưng chắc chắn. Ví dụ như: Mũ cao bồi đi biển tập trung xuất vào các khu vực gần biển có thời tiết ôn đới nóng, phát triển du lịch quanh năm như Ohama, California, Los Angeles. Những sản phẩm như tấm lót tre, giỏ lá buông, lục bình đan; hàng bát tre cuốn, hàng bát gỗ tự nhiên, chậu gốm ngoài trời, vải trải bàn, nến, đồ sứ trong nhà dành cho các khu vực có nhiều người châu Á

- Nhóm thứ hai gồm những sản phẩm dành cho khu vực thị trường có thu nhập cao, chúng có chất lượng cao, đặc tính nổi trội được làm ra bởi các nghệ nhân có tay nghề giỏi, khéo léo. Đó là các sản phẩm đồ nội thất trong nhà như bàn ghế, giường tủ, tượng gốm sứ... chất lượng cao, tinh xảo. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống hiện tại được cạnh tranh rất gay gắt, do các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như các TCT nước ngoài đều có khả năng cung cấp, TCT chú trọng tăng dần tỷ trọng và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)