3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT
3.3.2.1. Với nhà nước
Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có nhiều chuyển biến tốt. Năm 2010, cả nước xuất đi gần 1,5 tỷ USD tất cả các mặt hàng TCMN từ mây tre đan, gốm sứ, gỗ, đồ chạm khảm, thêu ren thổ cẩm. So với mặt hàng khác có giá trị cao như gạo, may mặc, giầy dép, thủy sản thì giá trị xuất hàng thủ công còn khiêm tốn, nhưng không vì thế mà Nhà nước bỏ qua, không chú ý đến mặt hàng này. Bởi lẽ, xuất khẩu được hàng thủ công mỹ nghệ sẽ giúp cho các ngành nghề khởi sắc trở lại, và còn có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và chính trị giữa các nước xuất và nhập khẩu. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ dưới một số hình thức sau:
+/Có chính sách khuyến khích phát triển làng thủ công theo đúng vùng miền
Do đặc thù của cơ sở sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta hiện nay thiếu mặt bằng sản xuất, khả năng tài chính và quy mô hoạt động nhỏ, phải mua gom hàng từ các nơi sản xuất phân tán, nhiều làng nghề đang mất dần sản
phẩm truyền thống, do được thu mua với giá rẻ và ít đơn hàng. Do đó, Nhà nước cần quy hoạch những vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ các làng nghề về vốn, cơ sở hạ tầng (đường giao thông, bến bãi) đầu tư khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhằm sản xuất ra lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
+/ Hỗ trợ vốn để kinh doanh hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Doanh nghiệp Việt Nam quy mô còn nhỏ, vốn ít, do đó, Nhà nước cần có các quỹ hỗ trợ cho vay vốn với các điều kiện, thủ tục đơn giản, qua đó, hỗ trợ đủ vốn để các doanh nghiệp có khả năng khai thác hàng thủ công mỹ nghệ đủ chất lượng, điều kiện xuất khẩu, nhưng chưa đủ vốn và chưa có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì không có tài sản thế chấp.
+/ Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ về chi phí xúc tiến, vận chuyển
Do đặc điểm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, đó là cơ sở sản xuất thường là các đơn vị nhỏ, có vốn ít, hàng hóa lại cồng kềnh, có giá trị thấp, không dễ bán, do đó đề nghị Nhà nước (Bộ Công Thương) tiếp tục hỗ trợ một phần chi phí xúc tiến, tiếp thị mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam ra thế giới, cụ thể là:
- Hỗ trợ chi phí thuê gian hàng khi các đơn vị tham gia các hội chợ.
- Nhà nước nên xem xét khả năng thành lập trung tâm xúc tiến thương mại tại mỗi quốc gia. Trung tâm này có gian hàng cho các doanh nghiệp thuê để trưng bày chào hàng xuất khẩu với giá ưu đãi. Riêng với hàng thủ công mỹ nghệ, Nhà nước nên cho các doanh nghiệp gửi và trưng bày hàng miễn phí.
Hàng thủ công mỹ nghệ thường là những loại hàng cồng kềnh, giá trị thấp. Một container 40 feet xuất khẩu hàng mây tre đan, cũng chỉ có trị giá từ 8000- 10000USD, nên chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Bởi vậy, để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, Nhà nước cần có chính sách giảm
các chi phí hoặc lệ phí thu tại cảng, cửa khẩu có liên quan đến việc giao hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu (tiều lưu kho bãi, lệ phí cảng khẩu, thủ tục phí…).