XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƢỜNG QUỐC TẾ VÀ DỰ BÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 83 - 85)

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi, con người luôn có xu hướng tìm đến cái mới, lạ, độc đáo, tinh xảo và cá tính. Thông thường chỉ sau một năm, các thị trường lại đòi hỏi những thay đổi cho việc phát triển các mẫu hàng hoá để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Do vậy, việc nhanh chóng nắm bắt được các xu thế mới là một chìa khoá quan trọng để sản phẩm của Tổng công ty Thương mại Hà Nội không bị lạc hậu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một số nhận định của các chuyên gia được đề cập đến trên trang web http://www.vietcraft.org.vn về nhu cầu của thị trường thủ công mỹ nghệ đến năm 2015 mà TCT Thương mại Hà Nội phải đặc biệt quan tâm và lưu ý để có thể định hướng phát triển mặt hàng chủ lực của mình và tăng cường kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng này.

Màu sắc: Đây là nhu cầu có tính chất thay đổi thường xuyên nhất, vì mỗi năm có một màu sắc chủ đạo, nên việc phát triển mẫu hàng mới cần cố gắng bám vào yếu tố này. Việc xác định màu sắc chủ đạo có thể căn cứ vào những thay đổi trong thời trang và phong cách sống của từng thị trường bởi thời trang và phong cách thoải mái trong không gian sống thường là yếu tố nhạy cảm nhất, màu sắc thời trang sẽ có tính quyết định đến màu sắc của nhiều mặt hàng khác. Trong những năm

tới, đời sống của con người có xu hướng gần gũi với thiên nhiên, thời trang có xu hướng giản dị về màu sắc và chất liệu. Chính vì vậy, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phải được thiết kế có màu sắc hài hòa với thiên nhiên (việc kết hợp giữa màu chủ đạo với màu tự nhiên của sản phẩm được đánh giá cao). Chẳng hạn, mùa xuân dùng những sản phẩm mềm mại, màu sắc nhẹ nhàng như màu vàng, xanh nhạt, hồng, trắng, cho cảm quan sáng sủa, không loè loẹt và đảm bảo tính “sạch sẽ, tinh khiết”. Mùa hè dùng gam màu mạnh, trầm như da cam, đỏ, hồng đậm, ghi, màu đất… để tạo cảm giác sôi động và mạnh mẽ. Sản phẩm cũng có thể độc đáo và mang một phong cách mới, nếu biết kết hợp giữa hai màu nóng và lạnh, gây sự đối lập đầy thú vị, tuy nhiên đòi hỏi nhà thiết kế phải khéo léo chọn lựa, bởi các sản phẩm thủ công thường khó có sự đồng đều, nếu màu sắc được pha trộn quá nhiều và quá khó.

Kiểu dáng hàng hoá: Đây cũng là nhu cầu được thay đổi thường xuyên, bởi hai đến ba năm, thị trường có xu thế chọn một kiểu dáng khác nhau. Năm 2008, 2009, kinh tế thế giới đang ở giai đoạn đại khủng hoảng trên toàn cầu, dự tính đến năm 2015, nền kinh tế vẫn chưa được hồi phục hoàn toàn, vì vậy các loại hàng hoá tiêu dùng cần có tính thực dụng cao. Các mặt hàng thủ công phải vừa có tính trang trí, lại phải vừa có giá trị sử dụng. Những mặt hàng chỉ thuần túy dùng để trang trí sẽ bị thu hẹp dần, hoặc phải cực kỳ độc đáo, mới mẻ mới có thể tiêu thụ được. Vì vậy, kiểu dáng như đồ nội thất bàn ghế, đến các đồ tiêu dùng mỹ nghệ nhỏ như giỏ, lọ… đều có xu hướng thiên về các đường thẳng, không uốn lượn nhiều, không có quá nhiều góc cạnh, không cần nhiều họa tiết, hàng hoá sẽ mang tính đơn giản nhưng lại phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Chất liệu: Đây là nhu cầu ít biến động, vì việc tìm kiếm các chất liệu mới không phải đơn giản. Người tiêu dùng đánh giá cao với những sản phẩm tự nhiên, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Do đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường và có tính bền vững cao thường được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Những mặt hàng có nguồn gốc làm từ tre hiện đang được đánh giá rất cao vì tre là loại cây có vòng sinh trưởng nhanh, việc khai thác tre cho sản xuất hàng hoá thủ công sẽ không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như hàng gỗ. Đây là xu thế có lợi cho

các doanh nghiệp Việt Nam, vì hiện nay, ở Việt Nam, việc khai thác tre dễ dàng hơn nhiều so với sản phẩm gỗ và xuất sản phẩm gỗ sang các thị trường hiện khó hơn rất nhiều so với sản phẩm tre.

Giá: Do ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế nên người tiêu dùng ở nhiều thị trường có xu hướng tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra cạnh tranh thị trường gay gắt nên các mặt hàng có giá thành rẻ, hợp lý sẽ được hoan nghênh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)