3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT
3.3.1.2. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
+/ Khả năng cung ứng vốn, quản lý đồng vốn để tránh thất thoát
Vốn cho sản xuất kinh doanh là bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Để có được lượng vốn để sản xuất, thu mua hàng hóa xuất khẩu cũng như thực hiện các thủ tục xuất khẩu một cách nhanh chóng, TCT phải tận dụng triệt để nguồn vốn tránh thất thoát, và tận dụng mọi nguồn vốn có thể có. Cụ thể là:
- Lựa chọn các hình thức ký kết có lợi nhằm hạn chế rủi ro và thu hồi vốn nhanh. Ví dụ đối với thư tín dụng chọn hình thức trả tiền ngay; đối với hình thức thanh toán điện chuyển tiền (T/T), các cán bộ phải chủ động giao dịch nhanh để hợp đồng được ký kết nhận tiền chuyển về, tận dụng vốn để mua nguyên liệu thực hiện sản xuất. Đối với các đơn vị kinh doanh lâu dài, đàm phán với họ để nhận được chính sách ưu tiên về đặt cọc thu mua nguyên liệu, tiết kiệm vốn. Đồng thời khi hàng sẵn sàng để xuất, nhanh chóng hoàn thiện bộ chứng từ giao hàng để sớm nhận được tiền thanh toán của khách, tránh việc phải trả chịu lãi vay phát sinh từ ngân hàng để hạn chế việc ảnh hưởng tới nguồn vốn.
- Ưu tiên hợp tác với các nhà cung cấp, cơ sở, nhà máy (có uy tín, sản xuất sản phẩm có chất lượng) có chính sách tài chính linh hoạt về vốn.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công xuất khẩu để đạt hiệu quả kinh doanh lớn hơn, từ đó tạo điều kiện cho TCT tích lũy vốn để phát triển.
Chỉ bằng việc huy động và sử dụng tối ưu các nguồn vốn trên thị trường trong nước, TCT mới có khả năng đáp ứng như cầu vốn đầu tư cho phát triển sản
+/ Phân bổ ngân sách của TCT nhiều hơn cho công tác phát triển thị trường
Để phát triển thị trường, TCT cần phải tiến hành một loạt các hoạt động nghiên cứu quảng cáo, xúc tiến thị trường và các hoạt động này đòi hỏi một nguồn ngân sách tương đối lớn.
Các thông tin về thị trường hiện tại TCT thu thập được từ các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, vô tuyến, mạng Internet, thường không tốn kém nhưng nhiều khi chung chung, chưa chính xác. Để có các thông tin chính xác hơn, TCT sẽ phải trả phí hoặc cử người đi nghiên cứu thực tế thị trường. Cách này đòi hỏi chi phí cao và nếu ngân sách dành cho công tác nghiên cứu thị trường quá nhỏ thì TCT không thể thực hiện được.
Mặt khác, để bán được hàng, hàng hóa không chỉ cần có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mà còn cần cả những hoạt động quảng cáo qua website, báo chí, vô tuyến, tiến hành các hoạt động xúc tiến như tham gia hội chợ nhằm cung cấp thông tin cho người mua, thu hút lôi cuốn họ. Nếu phân bổ ngân sách cho công tác phát triển thị trường một cách hợp lý sẽ cho phép TCT tiến hành các hoạt động quảng cáo, xúc tiến một cách đồng bộ hơn và tiếp cận thị trường tốt hơn.
Hiện nay, ngân sách dành cho hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại của TCT là vẫn còn hạn chế. Trung bình hàng năm, TCT chỉ cắt khoảng 2-5% trên doanh thu cho công tác này, con số này là quá ít để TCT có thể đạt được mục đích là tăng gấp đôi, gấp ba kim ngạch xuất khẩu. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của TCT là 20-30%, chứng tỏ hàng năm hàng hóa xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn tăng lên với tỷ lệ lớn, tuy nhiên khi thị trường của TCT càng được mở rộng thì việc nghiên cứu thị trường càng phải được đầu tư chuyên sâu hơn. Ngoài ra, cơ chế khoán lãi đến từng phòng tuy có ưu điểm là nâng cao tính năng động trong kinh doanh nhưng để hoàn thành chỉ tiêu, các phòng nghiệp vụ sẽ khó gánh nổi chi phí nghiên cứu, các hoạt động xúc tiến thị trường nhiều khi bị cắt bỏ.
+/ Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý
Xu thế thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp có khả năng dự báo những khó khăn, phải đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời. Muốn vậy, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp phải nhanh nhạy, các cán bộ kinh doanh phải thực sự chủ động, năng động sáng tạo. Để thực hiện điều đó, TCT phải:
- Xây dựng được một bộ máy đồng bộ trong tổ chức và vận hành, hoạt động hiệu quả, thống nhất tránh tình trạng nhiêu khê, rườm rà khi ra quyết định. - Phân định chức năng của từng bộ phận, từng phòng ban, tránh tình trạng
chồng chéo quyền và nghĩa vụ, dẫn đến đổ lỗi, tránh nhiệm.
- Tiến hành xây dựng hệ thống thông tin nội bộ một cách hiệu quả, tránh tình trạng bỏ sót thông tin từ khâu đầu vào tới khâu giao dịch đối ngoại làm thất lạc thông tin của khách hàng, ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của TCT.
+/ Chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ có năng lực, hiểu biết về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ
* Đối với cán bộ giao dịch và cán bộ nghiệp vụ
Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế. Tất cả các mục đích của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phục vụ cho con người và cũng do con người thực hiện. Chính vì vậy, trong bất kỳ một chiến lược phát triển của bất kỳ một công ty nào cũng không thể thiếu đào tạo và nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. Hiện nay, đội ngũ cán bộ của TCT cần được trẻ hóa. TCT cần tuyển dụng cán bộ theo hướng trẻ, có năng lực, là sinh viên mới ra trường thì phải có học lực tốt và sắp xếp, quy định rõ cho cán bộ cũ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong giao dịch ngoại thương giúp đỡ làm việc, qua đó lớp cán bộ trẻ có điều kiện học hỏi, nâng cao khả năng hiểu biết thực tế.
Đặc biệt để khai thác tốt hơn tiềm năng của các thị trường, TCT phải lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ có đủ các điều kiện: Giỏi tiếng Anh, năng động sáng tạo, thông thạo nghiệp vụ giao dịch ngoại thương, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng đưa ra các kế hoạch, các quyết định đúng đắn, sử dụng tốt các nguồn lực
của TCT và đặc biệt phải luôn tôn trọng chữ tín và tôn trọng thương hiệu TCT. Để thực hiện được điều này, TCT phải có chính sách ưu tiên và tạo sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ công nhân viên để họ toàn tâm toàn lực cho công việc chung như:
Khuyến khích học, hoàn thành tốt việc học mà vẫn được hưởng lương, tạo điều kiện để họ có thể áp dụng ngay những điều đã học vào thực tế.
Có chế độ thưởng thích hợp cho những ai hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm được giao hoặc có ý kiến đóng góp hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh của TCT trên thị trường thế giới hoặc tìm được khách hàng mới cho TCT.
Kết hợp giữa các mục đích chung với các mục tiêu cá nhân để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ trong TCT.
Có chế độ đề bạt và đãi ngộ thỏa đáng về lương và phúc lợi cho các cán bộ có năng lực tốt để giữ họ làm việc lâu dài cho TCT.
* Đối với cán bộ quản lý
Sự thành công trong công tác kinh doanh của TCT, không thể thiếu sự quản lý, định hướng và quyết định chính xác của đội ngũ lãnh đạo. Chính vì thế, đội ngũ lãnh đạo của TCT cần phải được tiếp tục trau đồi, đào tạo và bổ sung về kiến thức quản trị doanh nghiệp nói chung, kiến thức về thị trường, về marketing. Ngoài ra, cán bộ quản lý cần phải bổ sung, hoàn thiện các kiến thức về kỹ thuật, về máy móc thiết bị, đặc tính của hàng thủ công, về quy trình sản xuất, am hiểu về luật pháp, các quy định, chính sách của tất cả các nước nhập khẩu cũng như luật pháp và thông lệ quốc tế.
+/ Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đang là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Để các thành viên trong doanh nghiệp đoàn kết, phấn đấu cho cùng một mục đích chung, TCT nên xây dựng tốt văn hoá doanh nghiệp bằng cách:
Thường xuyên động viên các cán bộ trong công việc bằng việc tuyên dương, khen thưởng để khuyến khích khi có ý tưởng mới hoặc ký kết được hợp đồng mới.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động chung trong TCT, các cán bộ quản lý trao đổi, nói chuyện cởi mở với các nhân viên nhằm tìm hiểu về những gì mà họ đang mong đợi từ công việc.
- Tạo ra những không gian cần thiết để các nhân viên có thể triển khai ý tưởng, đồng thời động viên họ, thảo luận về các phương thức cụ thể nhằm biến ý tưởng thành hành động theo kế hoạch hợp lý.
TCT nên xác định mối quan tâm và nhu cầu của các nhân viên sẽ thay đổi cùng với sự tăng trưởng của TCT. Chính vì vậy, TCT phải thường xuyên đánh giá lại nhu cầu này và khích lệ để đẩy mạnh sự phát triển chung.