Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37 - 42)

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự

nghiệp giáo dục tại một số địa phương.

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ.

Thông qua nghiên cứu thực tiễn về công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Phú Thọ, một số kinh nghiệm đƣợc tác giả đúc kết thể hiện trên một số vấn đề nhƣ sau:

- Hệ thống định mức phân bổ đƣợc xây dựng với các tiêu chí phân bổ cụ thể, rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các địa phƣơng, đơn vị, có ƣu tiên vùng sâu, vùng xa, ƣu tiên đối với các đơn vị có số biên chế ít; tăng tính công khai, minh bạch của chi ngân sách nhà nƣớc; khắc phục tình trạng “xin - cho” trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc đối với giáo dục trung học phổ thông.

- Phần lớn các lĩnh vực quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc đối với giáo dục đã có định mức phân bổ nên việc bố trí ngân sách tƣơng đối công bằng, hợp lý. Hơn nữa, định mức chi đã xây dựng theo những tiêu chí cụ thể (số học sinh, số biên chế...) nên việc bố trí dự toán đối với sự nghiệp giáo dục dễ dàng hơn, đảm bảo đƣợc nguồn lực tài chính cần thiết cho phép để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

- Định mức phân bổ ngân sách cho khối huyện đã có sự phân biệt theo 4 vùng: thành phố trực thuộc tỉnh, đồng bằng trung du, núi thấp vùng sâu và núi cao hải đảo. Nhờ cơ chế phân bổ có sự phân biệt đó những vùng còn nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc đƣợc quan tâm, ƣu tiên đầu tƣ phát triển hơn, đồng thời cũng khuyến khích các vùng kinh tế trọng điểm tăng thu để tăng chi.

- Định mức phân bổ thƣờng xuyên đƣợc tỉnh xem xét điều chỉnh khi Nhà nƣớc ban hành các chế độ chính sách bổ sung (chẳng hạn tăng tiền lƣơng, chi phụ cấp đặc thù...). Trong 3 năm 2011, 2012 và năm 2013 do tốc độ trƣợt giá quá lớn, nên với kinh phí đƣợc phân bổ theo định mức đã có các đơn vị sử dụng ngân sách phải rất tiết kiệm

chi tiêu mới có thể đủ kinh phí phục vụ các hoạt động chuyên môn.

- Trên cơ sở định mức chi thƣờng xuyên của tỉnh ban hành, ngành giáo dục đã tiến hành phân khai dự toán thành 2 nhóm mục: Kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ và thực hiện công khai cho toàn thể cán bộ, giáo viên đƣợc biết để giám sát các hoạt động chi tiết của đơn vị.

Nhìn chung, định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2010 -2014 về cơ bản đã từng bƣớc quán triệt đƣợc nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với khả năng cân đối địa phƣơng, đồng thời khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tạo điều kiện chủ động cho các đơn vị xây dựng và quyết định ngân sách của mình, khuyến khích giáo dục trung học phổ thông tăng cƣờng công tác quản lý tài chính ngân sách, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, sử dụng ngân sách có hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các địa phƣơng theo Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đã đề ra.

Tuy nhiên, quản lý chi NSNN ở tỉnh Phú Thọ cũng tồn tại một số yếu kém:

- Căn cứ để xây dựng định mức phân bổ ngân sách chƣa có cơ sở khoa học vững chắc, chƣa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Việc sử dụng các công cụ phân tích, thống kê trong quá trình xây dựng định mức còn rất hạn chế. Định mức phân bổ ngân sách cho khối huyện phần lớn dựa trên tiêu chí dân số, chƣa xem xét đến điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng vùng.

- Một số nội dung chi không có định mức cụ thể mà chỉ quy định một tỷ lệ % nhất định (nhƣ chi sự nghiệp kinh tế đƣợc tính 10%/chi thƣờng xuyên, chi khác ngân sách tính tối đa bằng 2%/tổng chi thƣờng xuyên…) là chƣa hợp lý. Hiện nay việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách thực chất là cân đối ngân sách chung toàn tỉnh rồi mới phân bổ lại cho cấp huyện.

- Định mức phân bổ chƣa sát thực tiễn nên trong quá trình chấp hành dự toán một số đơn vị sử dụng ngân sách còn gặp khó khăn. Thể hiện rõ nhất là định mức chi trong lĩnh vực chi quản lý hành chính thấp, nên một số nhu cầu chi chƣa đƣợc đáp ứng, nhất là đối với các đơn vị có tổng hệ số lƣơng cao. Hạn chế này khiến

ngành tài chính phải xem xét bổ sung dự toán chi thƣờng xuyên mới đảm bảo kinh phi hoạt động dẫn đến việc thực hiện chi quản lý hành chính thực tế thƣờng cao hơn so với dự toán đƣợc giao.

- Một số nội dung chi chƣa xây dựng đƣợc định mức phân bổ nhƣ mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định. Việc bố trí kinh phí cho các nội dung chi này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và trình độ đàm phán của đơn vị dự toán với cơ quan tài chính. Nguyên nhân của hạn chế này thƣờng là do khả năng ngân sách chƣa thể cân đối đƣợc khi xây dựng định mức.

- Định mức phân bổ chƣa phân định rõ những nội dung chi nào đã có trong định mức, những nội dung nào phát sinh không thƣờng xuyên đƣợc tính ngoài định mức. Ngoài ra, định mức chậm đƣợc sửa đổi dẫn đến hàng năm phải bố trí thêm dự toán ngoài định mức, kể cả bổ sung cho những nội dung chi có tính chất thƣờng xuyên.

- Đối với việc xây dựng định mức sử dụng ngân sách: Theo quy định của [Luật NSNN số 01/2002/QH11 (Điều 25)] quy định HĐND cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn:

“Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức

chi theo quy định của Chính phủ”. Tuy nhiên cho đến nay Trung ƣơng vẫn chƣa có văn

bản hƣớng dẫn chi tiết cho các địa phƣơng đƣợc ban hành những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nào. Thực tế hiện nay, HĐND tỉnh Phú Thọ cũng đã tự quy định một số chế độ, định mức chi tiêu riêng ngoài quy định của Trung ƣơng nhƣ: trợ cấp cho giáo viên mầm non ngoài công lập, chế độ đào tạo thu hút nhân tài...

1.3.1.2 .Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Nguyên.

Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua có nhiều bƣớc tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:

- Cân đối NSNN cho giáo dục đảm bảo kịp thời, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Hệ thống chính sách chế độ nhà nƣớc đƣợc hoàn thiện, các tiêu chuẩn định mức đƣợc địa phƣơng quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản ngân sách, tài sản nhà nƣớc đƣợc sử dụng tiết kiệm và đúng chính sách chế độ.

- Công tác cải cách các thủ tục hành chính đƣợc tăng cƣờng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán. Cơ chế xin - cho cơ bản bƣớc đầu đƣợc hạn chế. Trong việc cấp phát và giao dự toán ngân sách, ngành tài chính đã thực hiện chuyển từ hình thức cấp phát hạn mức sang hình thức phê duyệt dự toán. Các đơn vị chủ động rút kinh phí tại Kho bạc nhà nƣớc để phục vụ nhiệm vụ chính trị. Thay thế việc cơ quan tài chính kiểm soát giá trong khâu mua sắm tài sản và đầu tƣ XDCB bằng việc giao quyền chủ động cho các đơn vị dự toán và các chủ đầu tƣ lập hội đồng tự quyết định về giá đầu tƣ, mua sắm hoặc tổ chức đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Làm tốt việc giao dự toán đảm bảo nhanh gọn kịp thời, trƣớc ngày 31/12 hàng năm dự toán năm sau đã đƣợc giao đến đơn vị cơ sở. Nội dung dự toán ngân sách đã phản ánh đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đƣợc giao ngay từ đầu năm. Tỉnh đã chú trọng cân đối chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định về tài chính ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần đảm bảo cho ngân sách, tiền vốn, tài sản của nhà nƣớc đƣợc thực hiện đúng chế độ, tỉnh đã xử lý nghiêm một số trƣờng hợp vi phạm.

Ngoài ra, tỉnh còn triển khai sâu rộng, xây dựng thành chƣơng trình hành động về thực hiện luật thực hành tiết kiệm và luật phòng chống tham nhũng trong quản lý chi NSNN.Tuy nhiên, quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục ở tỉnh Thái nguyên còn một số tồn tại yếu kém sau:

- Việc lập dự toán chi ở một số trƣờng trong tỉnh chƣa kịp thời, có đơn vị hết quý I mới giao dự toán. Vẫn có đơn vị xây dựng dự toán không sát, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách.

- Hệ thống chế độ chính sách, các tiêu chuẩn định mức về sử dụng tài chính ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính sự nghiệp ở một số đơn vị dự toán chƣa nghiêm.

Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, tình trạng thất thoát; tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chƣa đƣợc khắc phục triệt để.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Bình

Giai đoạn 2010-2014, tỉnh Thái Bình đã thực hiện phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ổn định 5 năm. Nhờ đó đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phƣơng tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tƣ pháp triển, đảm bảo nhiệm vụ chi đƣợc giao, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tính chủ động trong quản lý điều hành ngân sách và chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền.

Trong quản lý chi thƣờng xuyên đối với giáo dục trung học phổ thông UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc, định mức phân bổ theo số học sinh và đƣợc bố trí hợp lý theo thứ tự ƣu tiên từng nhóm chi, thứ tự ƣu tiên thứ nhất là con ngƣời, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm, sửa chữa và chi khác.

Tỉnh Thái Bình cũng đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Kết quả cho thấy ở các trƣờng đƣợc giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả ngân sách nhà nƣớc cấp và kinh phí đƣợc chi từ nguồn thu để lại, chi thƣờng xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán giao. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách, nhất là các quỹ đóng góp xây dựng trƣờng, lớp học. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thƣờng xuyên chỉ đạo các ngành tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trƣờng hợp chi sai, vƣợt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nƣớc. Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nƣớc đối với các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đến nay chƣa có phát sinh sai phạm lớn trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

- NSNN đối với giáo dục hàng năm có tăng lên nhƣng nhìn chung chƣa tƣơng ứng với quy mô phát triển giáo dục. Áp dụng các định mức chi tính trên đầu học sinh do Trung ƣơng quy định một số trƣờng sẽ không đủ kinh phí để chi trả lƣơng cho giáo viên.

- Tỉnh chƣa có cơ chế đồng bộ khuyến khich các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục.

- Dự toán chi tiết chi theo mục lục NSNN các đơn vị cơ sở lập không đáp ứng về mặt thời gian nên công tác thẩm tra, thông báo giao dự toán chi tiết theo mục lục NSNN của các các cơ quan tài chính các cấp còn chậm so với quy định, làm ảnh hƣởng tới công tác chấp hành Ngân sách trong các đơn vị trực tiếp chi tiêu.

- Chất lƣợng báo cáo quyết toán chi NSNN đối với giáo dục do đơn vị lập chƣa cao, xuất phát từ trình độ một số cán bộ làm công tác kế toán ở một số trƣờng còn nhiều hạn chế, nên báo cáo của một số trƣờng còn phải điều chỉnh, sửa chữa, dẫn đến tình trạng một số trƣờng còn chậm trễ về thời gian nộp báo cáo quyết toán.

- Hàng năm chƣa thực hiện đƣợc việc đánh giá tình hình chi tiêu, hiệu quả chi tiêu của các nhóm mục chi vì vậy chƣa tiến hành phân tích rút kinh nghiệm cho công tác quản lý có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)