Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước cho

các cơ sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc

Xây dựng cơ cấu chi hợp lý ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục.

Mục đích của giải pháp này là đƣa vốn tới đúng đối tƣợng chi, thực hiện mục đích đầu tƣ. Vì vậy, việc tạo lập một cơ cấu sử dụng vốn hợp lý có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của vốn đầu tƣ, bao gồm:

+ Chi thanh toán cho cá nhân.

+ Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. + Chi về mua sắm sửa chữa.

+ Chi khác.

Có thể nói xây dựng đƣợc một cơ cấu chi NSNN cho giáo dục một cách cân đối hợp lý, tỷ trọng của các nhóm chi này phụ thuộc vào yêu cầu tính chất của từng nội dung chi sẽ góp phần không nhỏ đem lại hiệu quả quản lý và sử dụng vốn NSNN ở mức cao nhất.

Cơ cấu nhóm mục chi trong chi thƣờng xuyên ảnh hƣởng đến việc thực hiện các hoạt động thƣờng xuyên diễn ra ở các cơ sở, đơn vị giáo dục. Các khoản chi cho giáo dục phần lớn là khoản chi liên quan đến con ngƣời. Phần chi cho hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Do đó cần phải xây dựng một cơ cấu chi theo 4 nhóm mục chi một cách hợp lý.

Qua phân tích ở chƣơng 3, cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2015 đƣợc phân bổ nhƣ sau:

 Chi cho chuyên môn, nghiệp vụ: 6,24%.  Chi mua sắm, sửa chữa: 5,32%.

 Chi khác: 1,02%.

Có thể thấy, chi thanh toán cho cá nhân đang là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 80%) trong cơ cấu chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là khoản chi quan trọng và rất cần thiết nhằm đảm bảo điều kiện tái tạo sức lao động của thầy cô giáo. Tuy nhiên, đây là khoản chi có thể chi phối đến hoạt động cân đối thu chi ngân sách cho giáo dục. Vì vậy, để có cơ cấu chi hợp lý, tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung đánh giá tổng thể các khoản chi cho con ngƣời. Chẳng hạn, các trƣờng nên có kế hoạch rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên hiện có, tinh giản biên chế những giáo viên không đủ điều kiện sức khoẻ cũng nhƣ trình độ dạy học, tuyển mới giáo viên phù hợp với nhu cầu giảng dạy ở nhà trƣờng, tránh hiện tƣợng tuyển dụng không phù hợp với nhu cầu, biên chế những trƣờng hợp không cần thiết.

Bên cạnh đó, nâng dần tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học, từng bƣớc khắc phục sự xuống cấp trƣờng lớp, hƣớng tới tạo cảnh quan sƣ phạm xanh, sạch đẹp ở các trƣờng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong việc mua sắm trang thiết bị dạy học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cần phải phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan tổ chức đấu thầu công khai, hạn chế tình trạng bỏ thầu thấp, chất lƣợng thiết bị kém. Ngoài ra, việc mua sắm thiết bị dạy học phải dựa trên nhu cầu sử dụng của các trƣờng, tránh hiện tƣợng một số thiết bị mua về không sử dụng dẫn tới lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

Giảm dần và kiểm soát tỷ trọng các khoản hội nghị, tiếp khách tránh lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

Cơ quan tài chính cần chủ động về nguồn kinh phí, chủ động với kho bạc Nhà nƣớc kiểm tra, giám sát các khoản chi đảm bảo đúng chính sách, đúng chế độ và theo dự toán đƣợc duyệt, cấp phát theo hình thức rút dự toán tại kho bạc Nhà nƣớc cần phải đƣợc tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng và đơn vị thụ hƣởng ngân sách.

Qua xem xét và đánh giá, tác giả kiến nghị về cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục nhƣ sau:

 Chi thanh toán cho cá nhân: 75 - 80%.  Chi cho chuyên môn, nghiệp vụ: 7 - 10%.  Chi mua sắm, sửa chữa: 8 - 9%.

 Chi khác: 1%.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kế toán tài chính ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục.

Một trong những nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến công tác quản lý tài chính nói chung và công tác kiểm toán chi ngân sách nói riêng là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Thực trạng quản lý tài chính của các đơn vị dự toán của ngành giáo dục cho thấy một trong những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý tài chính hiện nay là sự yếu kém của bộ máy tài chính kế toán từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ tài chính kế toán tốt cần đƣợc xem nhƣ một khâu then chốt trong việc tăng cƣờng quản lý tài chính toàn ngành. Trình độ và năng lực làm việc của các cán bộ làm công tác kế toán, tài chính tại đơn vị ảnh hƣởng rất lớn trực tiếp đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục của các đơn vị. Chính khả năng làm việc của đội ngũ cán bộ kế toán, tài chính tại các đơn vị giáo dục là động lực thúc đẩy việc giải ngân các khoản chi NSNN đáp ứng kịp thời đầy đủ, đúng mục tiêu đã đề ra cho sự nghiệp giáo dục. Nếu cán bộ kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục có ý thức chấp hành chế độ, chính sách yếu kém, chƣa thực sự nghiêm túc thì việc gây ra tình trạng thất thoát, kém hiệu quả của các khoản chi là không thể tránh khỏi.

Sở Tài chính Vĩnh Phúc phải trực tiếp phối hợp với các đơn vị sự nghiệp giáo dục để mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ kế toán, tài chính ngắn hạn nhằm cập nhật các quy định, chuẩn mực kế toán mới cho các cán bộ của các đơn vị. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực quản lý của thủ trƣởng các đơn vị sự nghiệp đối với không chỉ các hoạt động giáo dục mà còn bao gồm cả năng lực về quản lý tài chính nhằm

giúp các thủ trƣởng có khả năng bao quát hết hoạt động của đơn vị mình để có những hƣớng quản lý phù hợp với tình hình thực tế.

Giải pháp nhằm thúc đẩy năng lực làm việc của các cán bộ tài chính kế toán từ cơ sở góp phần quản lý chi NSNN thiết thực hơn, làm giảm sự sai lệch giữa các đơn vị giáo dục và Sở Tài chính. Bởi vì, các đơn vị giáo dục vừa đóng vai trò là khâu đầu tiên (trong lập dự toán, quyết toán) vừa đóng vai trò là khâu cuối cùng (trong thực hiện các khoản chi), nên giải pháp sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng làm việc của các đơn vị giáo dục, tạo điều kiện cho công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục của Sở Tài chính sát thực và đúng hƣớng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 90)