Giải pháp hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 91 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng ngân sách nhà

nước cho các cơ sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc

Việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải đƣợc tiến hành một cách liên tục và có hệ thống thông qua các hình thức khác nhau:

- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi cho giáo dục. Hình thức này do chính các cán bộ có trách nhiệm kiểm soát trƣớc khi xuất quỹ của kho bạc nhà nƣớc Tỉnh thực hiện.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo đinh kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo tài chính hàng quý của các trƣờng. Hình thức này do Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc nhà nƣớc tỉnh thực hiện.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại các trƣờng bằng việc tổ chức thanh tra tài chính. Hình thức này sẽ do cơ quan chuyên trách của ngành giáo dục hoặc của Nhà nƣớc thực hiện mỗi khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong quản lý tài chính ở các cơ sở giáo dục Tỉnh.

Kho bạc nhà nƣớc là một trong những chủ thể quan trọng trong quá trình kiểm soát các khoản chi NSNN cho giáo dục. Với chức năng quản lý quỹ NSNN và là đơn vị đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN. KBNN thực hiện kiểm soát chi khi thủ trƣởng đơn vị sử dụng NSNN đã chuẩn chi. Chính vì vậy để tránh sự chồng chéo về nội dung kiểm soát giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc, cần xác định rõ nội dung kiểm soát của Kho bạc Nhà nƣớc, có nhƣ vậy mới phân định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong quá trình quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục.

Phạm vi kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của hồ sơ, chứng từ mua bán; tính hợp pháp của các chữ ký của ngƣời chuẩn chi và kế toán trƣởng đơn vị; số tiền chi có nằm trong dự toán đƣợc duyệt và có đứng mục lục ngân sách hay không và cuối cùng là việc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc hiện hành. Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc trực tiếp chi tiền của ngân sách cho các đơn vị cần phải thực hiện kiểm tra các điều kiện và thực hiện cấp tiền theo lệnh của cơ quan tài chính. Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc có

thể đình chỉ việc chi tiêu tong trƣờng hợp không đủ các điều kiện và sử dụng tiền đƣợc cấp không đúng quy định.

Ngoài việc kiểm tra, kiểm soát các nội dung nêu trên. Hiện nay, Kho bạc nhà nƣớc các cấp cần quan tâm đến việc kiểm soát một cách chặt chẽ tồn quỹ tiền mặt tại các đơn vị sử dụng ngân sách, hạn chế khối lƣợng tiền mặt tồn dƣ tại các đơn vị quá lớn. Khi tăng cƣờng kiểm tra của các cơ quan chức năng không có nghĩa là hạ thấp vai trò kiểm soát nội bộ của các cơ quan quản lý giáo dục mà kiểm soát nội bộ cũng phải thực hiện đều đặn, hỗ trợ tích cực cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng, để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán.

Ngoài ra, trong quá trình xã hội hóa giáo dục cũng cần xác định rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của những đối tƣợng khác (doanh nghiệp, phụ huynh… ) trong quá trình kiểm tra, kiểm soát trong quá trình quản lý các khoản chi. Điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nƣớc phải đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 91 - 92)