Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 70 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2011 – 2015, công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

- Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.

Công tác xây dựng dự toán cơ bản đã đi vào nề nếp, đã bám vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đơn vị và phân cấp của tỉnh. Dự toán đƣợc xây dựng

trên tinh thần tích cực, chủ động khai thác nguồn thu tại chỗ. Chất lƣợng dự toán dần đƣợc nâng cao, xây dựng dự toán bảo đảm đúng quy trình.

Trong tổng mức dự toán chi NSNN đƣợc giao, giao dự toán chi thƣờng xuyên cho giáo dục luôn chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy chi về con ngƣời luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong các khoản chi. Dự toán hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, điều này chứng tỏ nhu cầu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ngày càng đƣợc quan tâm. Dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 30% so với tổng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục.

Tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều đã nắm đƣợc cách lập dự toán chi cho đơn vị mình.

Phần lớn nguồn kinh phí cấp phát cho các cơ sở giáo dục - đào tạo trên địa bàn đã đƣợc tổ chức thực hiện bám sát dự toán đƣợc phân bổ, tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về quản lý, sử dụng NSNN nói chung và NSNN tại các cơ sở giáo dục - đào tạo nói riêng.

- Tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục.

Sau năm 2011 số lƣợng đội ngũ các thầy cô giáo là tƣơng đối ổn định, không có sự tăng lớn vì vậy khoản chi thanh toán cho cá nhân biến động không lớn.

Công tác quản lý chi NSNN cho nhóm con ngƣời: nhìn chung NSNN tỉnh Vĩnh Phúc chi cho nhóm con ngƣời đã đảm bảo yêu cầu chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và thƣởng đúng chính sách, chế độ của nhà nƣớc. Mặc dù chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi thƣờng xuyên đối với ngành giáo dục nhƣng các định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu cho nhóm mục này cụ thể và rất rõ ràng, thuận lợi cho công tác quản lý. Vì vậy, nhìn chung công tác quản lý sử dụng các nguồn kinh phí cho nhóm mục này các trƣờng thực hiện rất tốt, đảm bảo đúng mục đích, sát với dự toán đƣợc duyệt.

- Quyết toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục.

Nội dung của giai đoạn quyết toán nguồn NSNN cho các cơ sở giáo dục - đào tạo đã phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và cấp phát sử dụng nguồn kinh phí này. Khi kết thúc năm tài chính cùng với khoá sổ của các hoạt động gắn

liền với nguồn vốn NSNN cho các cơ sở giáo dục - đào tạo đòi hỏi các đơn vị lập quyết toán NSNN cho các cơ sở giáo dục - đào tạo theo số thực tế sử dụng. Do đó, cuối mỗi năm Sở Tài chính tỉnh cũng đã hƣớng dẫn việc khoá sổ thu, chi ngân sách và lập báo cáo quyết toán nguồn NSNN cho các cơ sở giáo dục - đào tạo theo đúng các nội dung trong năm dự toán đƣợc duyệt.

- Kiểm tra, kiểm soát trong sử dụng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục.

Đã thực hiện khá tốt việc kiểm soát trong giai đoạn lập dự toán kinh phí, tiến hành đƣợc một số cuộc kiểm soát trong quá trình tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện nhiệm vụ sử dụng NSNN cho các cơ sở giáo dục - đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)