Phƣơng hƣớng và mục tiêu trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 77 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân

sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020

4.1.1. Phương hướng phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020

Quán triệt tinh thần của “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” của Chính phủ, ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục tỉnh. Trong đó, xác định phƣơng hƣớng phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhƣ sau:

Giáo dục Mầm non:

– Xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non gắn với từng điểm dân cƣ cụ thể (thôn, bản, xóm hoặc tổ dân phố):

+ Nhà trẻ: Hình thành ở mỗi điểm dân cƣ các lớp hoặc nhóm trẻ theo các hình thức: nhà trẻ tập trung của thôn, xóm, đội sản xuất và liên gia đình.

+ Mẫu giáo: Xây dựng ở mỗi xã, phƣờng, thị trấn một Trƣờng mầm non trung tâm đạt chuẩn theo quy định; ở mỗi điểm dân cƣ cấp thôn, bản có ít nhất một trƣờng (hoặc lớp) mẫu giáo. Tập trung xây dựng dứt điểm 18 trƣờng mầm non đạt chuẩn mức độ I ở 18 xã miền núi và xã có điều kiện kinh tế khó khăn.

– Xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non theo hƣớng chuẩn hóa về cơ sở vật chất, gồm phòng học chung, phòng chức năng có đủ trang thiết bị, đồ chơi, sân chơi theo quy định và về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên.

– Phát triển giáo dục mầm non theo hình thức công lập là chủ yếu. Khuyến khích phát triển các trƣờng mầm non tƣ thục chất lƣợng cao, chủ yếu là ở khu vục đô thị.

– Tăng nhanh đào tạo giáo viên đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non năm 2015, kết hợp nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cho giáo viên mầm non theo hƣớng chuẩn hóa. Tăng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

Giáo dục Tiểu học:

– Đầu tƣ nâng cấp và đồng bộ hóa cơ sở trƣờng học lớp học (gồm hệ thống phòng học và các phòng chức năng, nhà công vụ…) và trang thiết bị dạy và học theo hƣớng chuẩn hóa, tiên tiến, hiện đại. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lƣợng toàn diện giáo dục tiểu học.

– Đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên về cơ cấu các bộ môn (tăng thêm giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật…); đồng thời hàng năm tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao trình độ giáo viên về chuyên môn và phƣơng pháp dạy theo chƣơng trình cải cách giáo dục. Đào tạo, bổ sung để đến năm 2015 và năm 2020 có đƣợc: số giáo viên ngoại ngữ khoảng 350-360 ngƣời và các môn tin học, mỹ thuật, giáo dục công dân, TDTT… khoảng 720-750 ngƣời.

– Trong thời kỳ 2016 – 2020 sẽ thành lập và xây dựng thêm trƣờng tiểu học ở các khu đô thị mới theo quy hoạch trên địa bàn.

Giáo dục Trung học cơ sở:

– Đầu tƣ nâng cấp và đồng bộ hóa cơ sở trƣờng học lớp học theo hƣớng chuẩn hóa, tiên tiến, hiện đại; xây dựng thêm phòng học mới để đảm bảo mỗi lớp có 1 phòng học và tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày ở trƣờng; xây dựng bổ sung hệ thống phòng chức năng theo chuẩn quy định cho các trƣờng còn thiếu (phòng thí nghiệm, thƣ viện, nhà giáo dục thể chất, nhà công vụ, các công trình phục vụ…); cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy và học cho tất cả các trƣờng THCS.

– Đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên về cơ cấu các bộ môn (tăng thêm giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, giáo dục thể chất…); đồng thời hàng năm tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao trình độ giáo viên về chuyên môn và phƣơng pháp dạy theo chƣơng trình cải cách giáo dục. Đào tạo, bổ sung để đến thời kỳ 2015-2020 có đƣợc: số giáo viên ngoại ngữ khoảng 550-600 ngƣời; tin học khoảng 450-480 ngƣời và các môn mỹ thuật, giáo dục công dân, giáo dục thể chất… khoảng 600-650 ngƣời.

– Trong thời kỳ 2016 – 2020 sẽ thành lập và xây dựng thêm trƣờng THCS ở các khu đô thị mới theo quy hoạch trên địa bàn.

Giáo dục Trung học phổ thông:

– Tập trung đầu tƣ nâng cấp hiện đại hoá để xây dựng TrƣờngTHPT chuyên Vĩnh Phúc trở thành 1 trong 15 trƣờng THPT chuyên trọng điểm của cả nƣớc. Phấn đấu đầu tƣ về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để mỗi huyện, thị, thành phố có 1 trƣờng THPT chất lƣợng cao.

– Rà soát hệ thống mạng lƣới trƣờng Trung học phổ thông đảm bảo quy mô hợp lý và phù hợp với địa bàn dân cƣ các huyện, thành phố, thị xã .

– Đảm bảo đủ về số lƣợng và bổ sung giáo viên cho các môn học đang thiếu là ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật… Số giáo viên ngoại ngữ cần có đến năm 2015 khoảng 200-220 ngƣời, tin học khoảng 200-220 ngƣời và các môn mỹ thuật, giáo dục công dân, giáo dục thể chất… khoảng 160-180 ngƣời.

– Tích cực xúc tiến đầu tƣ, tạo điều kiến và môi trƣờng thuận lợi để hình thành trên địa bàn tỉnh Trƣờng quốc tế liên thông từ mầm non đến THPT.

Giáo dục thường xuyên:

– Tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên để có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Bổ sung kịp thời đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng và đồng bộ về cơ cấu bộ môn đảm bảo thực hiện cả chức năng dạy nghề cho các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.

– Tăng cƣờng phối hợp, liên kết với các khu công nghiệp để mở lớp cho công nhân có nhu cầu học bậc trung học và liên kết với các cơ sở sử dụng lao động để phối hợp tổ chức dạy nghề đồng thời với dạy kiến thức phổ thông.

4.1.2. Mục tiêu và phương hướng trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nươc cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020 nhà nươc cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020

4.1.2.1. Mục tiêu

Hoàn thiện bộ máy quản lý chi NSNN nói chung và chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp Giáo dục nói riêng hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của tổ chức và ngƣời dân dân.

Căn cứ tình hình sử dụng kinh phí NSNN trong những năm qua, xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách trong giai đoạn 2016 – 2020, dựa trên cơ sở các thông tun về: Dự báo kinh tế giai đoạn 2015 – 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và cả nƣớc, tình hình thu – chi ngân sách 2015 – 2020, thống kê dân số trong độ tuổi từ 01-18 tuổi,...

Tạo cơ chế khuyến khích các trƣờng và các cơ sở đào tạo phát triển. Nâng cao tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách. Trao quyền tự chủ đầy đủ hợp lý cho các đơn vị, mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng trong toàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức và phân công lao động hợp lý, nâng cao chất lƣợng công việc, sử dụng kinh phí có hiệu quả cao, hạn chế những đòi hỏi về tăng biên chế và chi phí quản lý hành chính.

Nâng cao ý thức tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí và tăng cƣờng đấu tranh chống các hiện tƣợng lãng phí tham ô nhƣng vẫn đảm bảo sự phát triển Giáo dục tỉnh nhà.

4.1.2.2. Phương hướng

Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và cơ chế quản lý NSNN theo hƣớng tỉnh phải cân đối ngân sách bảo đảm đầy đủ nguồn lực tài chính cần thiết để duy trì hoạt động bình thƣờng của bộ máy hành chính; đa dạng hóa các nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời quan tâm đến viêc thực hiện các nguồn tài chính một cách hiệu quả, phát huy đƣợc sức mạnh tài chính, xem đây là một công cụ đắc lực để phát triển và đảm bảo chất lƣợng giáo dục.

Dự báo tình hình kinh tế của tỉnh trong thời gian tới; dự báo tình hình thu-chi ngân sách; dự báo dân số trong độ tuổi từ 1-18 tuổi để phân luồng cấp học hợp lý. Từ đó, có cơ sở xây dựng kế hoạch về tình hình sử dụng kinh phí trong giai đoạn tới.

Xây dựng cơ chế tài chính mới cho sự nghiệp giáo dục nhằm huy động ngày càng nhiều và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để nâng cao chất lƣợng và tăng quy mô giáo dục, tập trung cho ngân sách một sức mạnh tài chính phù hợp, vừa đảm bảo tính độc lập, tự chủ và quyền hạn của tỉnh trong việc điều hành ngân sách tại địa phƣơng.

Phân bổ NSNN cho sự nghiệp giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý và rõ ràng, công khai theo những mục tiêu đã đƣợc xác định trong các chính sách phát triển giáo dục, các định mức phân bổ phải linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh tế của địa phƣơng.

Chi ngân sách phải bảo đảm thực sự tiết kiệm, hiệu quả, trong đó phải ƣu tiên chi cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, đầu tƣ có lựa chọn cho phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực...

Xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách đó là xây dựng định mức chi tiêu.

Mở rộng và trao quyền tự chủ, chủ động đầy đủ nhất cho các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng kinh phí ngân sách bằng việc chuyển quản lý đầu vào về biên chế và kinh phí đối với bộ máy hành chính nhà nƣớc sang quản lý đầu ra để khuyến khích các đơn vị tiết kiệm và sử dụng hiệu quả kinh phí.

Chuyển đổi phƣơng thức quản lý cấp phát và thanh toán kinh phí NSNN đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhƣ lƣơng, các khoản có tính chất lƣơng, chi phí hành chính sự nghiệp, các khoản mua sắm sửa chữa.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 77 - 81)