Đối với Nhà nước và Bộ, ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Nhà nước và Bộ, ngành

Thứ nhất, phải có sự chỉ đạo thống nhất của các bộ, ngành trong công tác quản

lý chi ngân sách cho giáo dục.

Công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo cần tính đến những thay đổi trƣớc bối cảnh của khu vực và quốc tế. Những điều chỉnh của Chính phủ và các Bộ, ngành về cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo cần tăng cƣờng phân cấp, tăng cƣờng sự tham gia và việc áp dụng Luật Ngân sách nhà nƣớc.

Bên cạnh đó, các nhà lập kế hoạch giáo dục cấp quốc gia và Vụ chức năng chịu trách nhiệm về mỗi cấp học (hoặc trình độ đào tạo) xem xét lại những lĩnh vực chính sách then chốt hiện nay. Từ đó xác định rõ định hƣớng giáo dục và lựa chọn ƣu tiên cụ thể để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho từng bậc học, loại hình giáo dục nói riêng.

Thứ hai, trung ƣơng cần bổ sung sửa đổi các quy định trong quản lý tài chính - ngân sách từ Luật NSNN đến các văn bản dƣới luật đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phƣơng trong quản lý tài chính, ngân sách. Trong đó cần thiết phải quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan kho bạc trong lĩnh vực NSNN, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán đồng thời quy định rõ về phân công, phân cấp cho địa phƣơng trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dƣới.

Đây là điều kiện cần thiết tối thiểu để đảm bảo các giải pháp trên có thể thực hiện đƣợc. Chỉ có trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và tầm quan trong của công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục thì các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phƣơng mới có thể xây dựng, hoạch định chiến lƣợc, phƣơng hƣớng phát triển giáo dục, chỉ đạo các cơ quan ban, ngành địa phƣơng tích cực quan tâm đến đầu tƣ ngân sách, quản lý ngân sách cho giáo dục, đảm bảo cho các tƣ tƣởng, định hƣớng, chiến lƣợc phát triển giáo dục đƣợc thực hiện đúng đắn và hiện quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 92 - 93)