CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị
4.3.2. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ nhất: tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là công tác phổ cập giáo dục trung học và xây dựng trƣờng đạt chuẩn Quốc gia.
- Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động của các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong việc vận động đoàn viên, hội viên, các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tham gia chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
- Thành lập và thƣờng xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học và tổ công tác về xây dựng trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, của Hội khuyến học các cấp nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập.
- Chỉ có trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của giáo dục và tầm quan trọng của cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục thì các cấp uỷ Đảng và chính quyền mới chỉ đạo các ban, ngành địa phƣơng tích cực quan tâm đến đầu tƣ ngân sách, quản lý ngân sách cho giáo dục - đào tạo.
Thứ hai: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
Trên cơ sở các quy định của Trung ƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải cụ thể hoá các quy định, đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phƣơng trong quản lý tài chính, ngân sách. Cụ thể, cần quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan kho bạc trong lĩnh vực NSNN, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán...
Thứ ba: phải đảm bảo cân đối đƣợc nguồn ngân sách đầu tƣ cho giáo dục.
- Trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, ngoài việc tích cực tranh thủ sự quan tâm của các Bộ, ngành ở Trung ƣơng, phải soát xét các chính sách đặc thù của địa phƣơng đã ban hành trên cơ sở dự kiến nguồn ngân sách có thể đáp ứng đƣợc, khắc phục tình trạng một số chính sách địa phƣơng ban hành không có nguồn bố trí. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của địa phƣơng, huy động sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm và các chƣơng trình mục tiêu khác.
- Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện chƣơng trình kiến cố hóa trƣờng lớp giai đoạn 2015-2020.
Cân đối kinh phí, hàng năm dành một phần ngân sách đầu tƣ cho các nhà trƣờng xây dựng đạt chuẩn Quốc gia.
Huy động sự đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng các công trình phụ trợ cho học sinh nhƣ Nhà vệ sinh, nhà xe, sân chơi, cảnh quan môi trƣờng của các nhà trƣờng góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trƣờng chuẩn ở những trƣờng chƣa đạt chuẩn quốc gia và củng cố duy trì các chuẩn ở những trƣờng đã đạt chuẩn quốc gia.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các “mạnh thƣờng quân”, các doanh nghiệp ứng vốn trƣớc đầu tƣ xây dựng các công trình đã đƣợc nhà nƣớc phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia.
Thứ tư: thực hiện các chính sách hợp lý giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo
viên hiện nay ở các cấp học.
Yếu tố này không những tác động đến cơ cấu chi ngân sách cho các cấp học mà còn ảnh hƣởng đến các khâu khác của quá trình quản lý chi ngân sách. Sẽ không có một cơ cấu chi, quy trình phân bổ dự toán hợp lý nếu không giải quyết đƣợc tình trạng này. Vì vậy, trong thời gian tới các sở, ban ngành có liên quan phải có đƣợc các chính sách thấu đáo để sắp xếp lại đội ngũ giáo viên hiện có, và cần có các quy định chặt chẽ trong việc tuyển dụng.
Thứ năm: tiếp tục tổ chức thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua
của ngành giáo dục một cách thiết thực và đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”; “Hai không”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” một cách tích cực, có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục; đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh.
Thứ sáu: đổi mới công tác quản lý giáo dục.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục: 100% đơn vị trƣờng học phải đƣợc kết nối Internet. Sử dụng tốt kênh điều hành đối với các trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở để cập nhật thông tin và chỉ đạo.
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy và học, quản lý tốt việc dạy thêm học thêm theo qui định.
Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng thực chất, khách quan. Làm tốt công tác tuyển sinh, duy trì số lƣợng học sinh, tổ chức khảo sát chất lƣợng đầu năm và xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học.
Đẩy mạnh công tác xây dựng thƣ viện đạt chuẩn, thƣ viện tiên tiến, củng cố, sửa chữa, bổ sung các phòng học chức năng, phòng thiết bị, phát huy tác dụng phòng bộ môn để nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng.
Tổ chức tốt các hội thi từ trƣờng đến cấp huyện, phấn đấu đạt kết quả cao ở các hội thi cấp tỉnh.
Thứ bảy: chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên cho các nhà trƣờng đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng.
Tạo điều kiện cho giáo viên theo học các lớp nâng chuẩn, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học gắn với đào tạo lãnh đạo các trƣờng về trình độ lý luận chính trị trung cấp tại Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện. Cử Hiệu trƣởng các trƣờng tham gia bồi dƣỡng theo Luận văn hợp tác với nƣớc ngoài theo chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh.
Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn đã đƣợc ban hành.
KẾT LUẬN
Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ để Nhà nƣớc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế. Thông qua ngân sách, Nhà nƣớc huy động các nguồn lực của xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nƣớc.
Vì vậy, việc củng cố, hoàn thiện, lành mạnh hoá hệ thống tài chính quốc gia để phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định thành công chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của các trƣờng công lập nói riêng trong thời kỳ mới. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đƣợc trình bày trong Luận văn, tôi xin rút ra một số luận giải nhƣ sau:
Để tăng cƣờng hiệu lực trong công tác quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với quản lý chi NSNN thƣờng xuyên cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là quan trọng nhất.
Để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng, nhà nƣớc phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô nhƣ kế hoạch, chính sách, các công cụ tài chính, pháp luật...
Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó là: phân cấp quản lý chi ngân sách, lập dự toán, chi ngân sách, kế toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra; đúc rút kinh nghiệm đối với công tác quản lý chi NSNN thƣờng xuyên tại trƣờng học.
Luận văn đã cập nhật thông tin, thống kê, tổng hợp, phân tích những số liệu về quản lý chi NSNN thƣờng xuyên giai đoạn 2011 – 2015, cơ chế quản lý ngân sách hiện hành, đƣa ra những nhận xét, đánh giá sát thực tế về thực trạng quản lý chi NSNN thƣờng xuyên nhà nƣớc tại tỉnh Vĩnh Phúc, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Từ đó luận văn đã đề ra nhóm giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý
ngân sách nhƣ sau: Nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý chi NSNN thƣờng xuyên; nâng cao chất lƣợng lập dự toán; chi NSNN đúng, đủ, kịp thời, nâng cao hiệu quả chi NSNN; tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; nâng cao chất lƣợng công tác kế toán và quyết toán; đẩy mạnh công khai tài chính; tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Đồng thời luận văn cũng đƣa ra các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền để sửa đổi chính sách, chế độ để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN thƣờng xuyên. Nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN thƣờng xuyên là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít khó, vƣớng mắc, đòi hỏi nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 161/2012/TT-BTC, Quy định chế độ kiểm soát,
thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Hà Nội.
2. Dƣơng Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2009. Quản lý Tài chính công. Hà Nội: NXB Tài chính.
3. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2013. Quản lý chi ngân sách nhà nước. Hà Nội: NXB Tài chính.
4. Nguyễn Ngọc Hùng, 2012. Quản lý ngân sách nhà nước. Hà Nội: NXB Thống kê. 5. Quốc hội, 2002. Luật Ngân sách nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam sửa đổi năm 2002, có hiệu lực năm 2004. Hà Nội.
6. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, 2015. Báo cáo tổng kết năm học 2014 -
2015; Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016. Vĩnh Phúc.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu thi đua về công tác kế hoạch, thống kê, tài chính, xây dựng cơ sở vật chất
và sách, thiết bị trường học năm học 2014 – 2015. Vĩnh Phúc.
8. Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc, 2015. Quyết toán chi Ngân sách nhà nước năm
2011 – 2015. Vĩnh Phúc.
9. Trần Trọng Sơn, 2012. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên của
ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước quận Cầu Giấy. Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế. Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội
10. Nguyễn Hữu Tài, 2012. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Hà Nội: NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
11. Vũ Minh Thông, 2012. Quản lý nguồn thu chi ngân sách nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng. Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội
12. Thủ tƣớng Chính phủ, 2015. Chỉ thị 23/CT-TTg về “Lập kế hoạch đầu tư công
13. Trần Thị Thúy, 2015. Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế. Trƣờng ĐH Kinh
tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội.
14. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, 2014. Báo cáo tinh hình thực hiện kế hoạch
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014. Vĩnh Phúc.
15. Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, 2014. Báo cáo về tinh hinh thực hiện các nhiệm vụ năm 2014 của Sở Giáo dục và đào tạo
Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc.
16. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2011 – 2015. Báo cáo tình hình thực hiện
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2011 – 2015. Phú Thọ.
17. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2011 0 – 2015. Báo cáo tổng kết thu – chi
ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên.
18. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình, 2011 – 2015. Báo cáo tình hình thực hiện
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2011 – 2015. Thái Bình.
19. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2011. Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND Về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm