Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay củaVietinbank qua các năm

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 47 - 52)

Đơn vị: tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng)

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000

Nguồn: Báo cáo thường niên 2015 - Vietinbank

-I- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Giai đoạn 2011-2015, NHNN đã thể hiện rất rõ vai trò của mình trong hoạt động điều tiết thị trường, các NHTM chủ yếu chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng với tỷ trọng không quá cao. Tính đến cuối năm 2015, trên thị trường liên ngân hàng, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 143%, lợi nhuận tăng 147% so với năm 2014. Trên thị trường, doanh số tăng 10%, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2014. Vietinbank tiếp tục duy trì thị phần thứ hai sau Vietcombank, là một trong những ngân hàng dẫn dắt tạo lập thị trường.Trong bối cảnh thị trường ngoại hối có nhiều biến động, Vietinbank đã tư vấn kịp thời giúp khách hàng có phương án tối ưu về kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường ngoại hối.

Với thị trường trọng điểm là thị trường nội địa, các khách hàng chính của Vietinbank chủ yếu là các khách hàng có quan hệ kinh doanh xuất - nhập khẩu trong các lĩnh vực then chốt như Công nghiệp và Thương mại, Giao thông vận tải;

36

Dầu và khí đốt; Điện, Bưu chính viễn thông; nông lâm, thủy hải sản. VietinBank đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng, trong đó có Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, ...

2.1.2.4. Các hoạt động khác

-I- Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử

Trong năm 2013, VietinBank dẫn đầu thị trường với 23% thị phần thẻ ATM, 35% thị phần thẻ tín dụng quốc tế, đồng thời là ngân hàng có hệ thống POS đứng đầu thị trường trong nước. Doanh số thanh toán năm 2015 tiếp tục tăng lên 61% so với năm 2014 trong khi thị phần thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế và POS tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Trong khi đó, dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng mạnh cả vê số lượng và giá trị giao dịch. Năm 2014, VietinBank đã vinh dự nhận Giải thưởng ngân hàng điện tử tiêu biểu Việt Nam do tập đoàn IDG và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng.

-I- Hoạt động thanh toán XNK

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng trong và ngoài nước có thế mạnh về ngoại tệ, thời gian vừa qua VietinBank đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu như thực hiện các chính sách khách hàng mới, ưu đãi lãi suất cho vay, ưu đãi phí cho khách hàng tiềm năng. Cụ thể doanh số thanh toán XNK năm 2013 tăng 14,9% so với năm 2012, thị phần trong hoạt động TTTM chiếm 14% kim ngạch XNK cả nước. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì dịch vụ tài trợ thương mại có nhiều đổi mới về quy trình nghiệp vụ, các sản phẩm truyền thống được phát triển song song với đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy hợp tác với các ngân hàng uy tín trong và ngoài nước.

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RRTN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTẠI VIETINBANK TẠI VIETINBANK

2.2.1. Tình hình rủi ro tác nghiệp tại VietinBank

Là một trong bốn ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, với tổng tài sản tăng nhanh và các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng, NHCT không thể tránh

ST T

Loại rủi ro Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 ~1 Nghiệp vụ thẻ 81 96 141 234 318 ~2 Nhiệp vụ huy động vốn 108 80 152 118 168

~3 Nghiệp vụ kho quỹ 1,196 860 1,282 1,028 1,424

~4 Nghiệp vụ điện toán 1,220 1,016 900 1,038 796

~~5 Lưu trữ chứng từ 2,494 1,964 290 4,292 5,298

~6 Khởi tạo thông tin khách hàng 1,630 1,346 968 538 294

~7 Nghiệp vụ tín dụng 5,186 3,976 4,314 4,970 6,032

~8 Nghiệp vụ thanh toán 1,908 2,714 3,686 3,178 5,916

Tổng cộng 13,823 12,052 11,733 15,396 20,246

37

khỏi đối mặt với rủi ro tác nghiệp đặc biệt khi lượng nhân viên đến nay đã lên tới hàng chục nghìn cán bộ.

Theo thống kê tại NHCT đã xảy ra các sự kiện rủi ro tác nghiệp bao gồm đầy đủ cả 4 nhóm yếu tố gây ra RRTN: quy trình, con người, hệ thống, các sự kiện bên ngoài với RRTN chủ yếu tập trung do nguyên nhân xuất phát từ cán bộ NHCT cẩu thả, sơ suất trong thực hiện công việc và một số đối tượng lợi dụng chức quyền thực hiện hành vi gian lận, câu kết với đối tượng bên ngoài để

trục lợi cá nhân.

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các yếu tố gây ra RRTN tại NHCT giai đoạn 2012-2016

Nguồn: VietinBank

Biểu đồ trên cho thấy con người là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự kiện RRTN tại NHCT, đặc biệt với số lượng cán bộ ngày càng tăng cao càng làm gia tăng nguy cơ xảy ra RRTN trong các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, cụ thể, trong một số nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu: tín dụng, huy động vốn, thanh toán, thẻ, điện toán, ... đều phát sinh sự kiện RRTN.

Dưới đây là thống kê một số chỉ tiêu đo lường RRTN ghi nhận tại NHCT do lỗi của cán bộ thực hiện giai đoạn 2012-2016

38

Bảng 2.3. Số lỗi tuân thủ theo loại nghiệp vụ tại Vietinbank giai đoạn 2012-2016

NguoniVietinBank

2.2.1.1. Rủi ro do các tác động bên trong nội bộ ngân hàng

Tại chi nhánh NHCT từ năm 2016 đến nay đã phát sinh nhiều trường hợp sai sót trong quá trình xử lý giao dịch, không tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ dẫn đến nguy cơ gây thất thoát cho ngân hàng. Cá biệt tại một số chi nhánh còn có hiện tượng gian lận cố ý làm sai lệch thông tin giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên hệ thống, cố ý sửa chữa thông tin trên hệ thống để thực hiện giao dịch, cụ thể:

> Rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền:

Trong năm 2016, Trung tâm Thanh toán NHCT đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai các bộ công cụ mới, hỗ trợ phát hiện nhanh chóng các lỗi tuân thủ trong hoạt động thanh toán chuyển tiền, bao gồm: Tool phát hiện các điện chuyển tiền sai kênh thanh toán, Tool phát hiện điện chuyển tiền đúp... Cùng với bộ công cụ sẵn có, các công cụ này đã phát huy hiệu quả trong hoạt động giám sát tại TTTT, giúp tăng số lỗi phát hiện từ xa, đóng góp đáng kể vào kết quả giám sát tuân thủ toàn hệ thống.

39

Biểu đồ 2.3. Số lượng lỗi tuân thủ trong hoạt động TTCT theo đơn vị phát hiện lỗi

Lỗi tuân thủ trong hoạt động TTCT

3500 ■Chi nhánh phát hiện ■TTTT-Giám sát từ xa ■KTKSNB phát hiện Nguồn: VietinBank

Thông qua các bộ công cụ hỗ trợ, việc rà soát lỗi tuân thủ tại TTTT được thực hiện tự động hoặc bán tự động liên tục trên toàn bộ dữ liệu về giao dịch thanh toán, chuyển tiền phát sinh trong ngày, giúp phát hiện đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các lỗi tuân thủ. Các lỗi được phát hiện tức thời ngay khi phát sinh hoặc sau khi phát sinh với độ trễ không lớn, tỷ lệ chỉnh sửa khắc phục cao với thời gian nhanh chóng.

Theo thống kê từ Trung tâm thanh toán NHCT, trong năm 2016, số lượng lỗi tuân thủ trong hoạt động thanh toán chuyển tiền của các chi nhánh có xu hướng tăng lên đáng kể so với năm 2015 (tăng 140%). Trong đó, về cơ cấu lỗi theo mức độ: lỗi mức 3 chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 75%) và tăng mạnh qua các quý; lỗi mức 2 và lỗi không xác định chiếm tỷ trọng thấp hơn (khoảng 18,5%) có xu hướng tăng nhẹ, không đáng kể qua các quý; lỗi mức 4 chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 6%) có xu hướng giảm dần; lỗi mức 5 chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 0,5%) và không được ghi nhận vào các quý cuối năm.

40

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 47 - 52)