Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tác nghiệp củangân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 28 - 34)

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tác nghiệp củangân hàng

Trong quản trị RRTN cần thiết phải có biện pháp giám sát rủi ro hiệu quả và gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng. VD: phê duyệt cũng là một hình thức giám sát rủi ro trực tiếp. Những hoạt động giám sát đều đặn, thường xuyên sẽ giúp cho việc phát hiện nhanh và sửa chữa ngay những khiếm khuyết trong các chính sách, thủ tục, quy trình cho việc quản trị RRTN. Việc phát hiện và ghi lại những nhược điểm kịp thời có thể giảm khả năng thường xuyên xảy ra và tính nghiêm trọng của sự thua lỗ.

1.2.3.5. Báo cáo rủi ro

Ban điều hành bảo đảm rằng các thông tin quản trị rủi ro sẽ được thể hiện bằng hệ thống các báo cáo, được lập bởi những người có trách nhiệm một cách kịp thời theo một hình thức hoặc thủ tục hỗ trợ trong việc giám sát và kiểm soát công việc. Nội dung báo cáo bao gồm các thông tin như: Báo cáo RRTN nghiêm trọng, hoặc rủi ro tiềm ẩn có thể gặp phải; Những sự cố và hậu quả rủi ro cùng với hành động khắc phục; Các khu vực áp lực nơi thể hiện rõ RRTN sắp xảy ra; Từng bước kiểm soát RRTN.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngânhàng thương mại hàng thương mại

1.2.4.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố sau:

-I- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp

Để đảm bảo công tác quản trị rủi ro tác nghiệp được hiệu quả, NHTM cần xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị RRTN hợp lý và thống nhất theo mô hình quốc tế.

18

Sơ đồ 1.2.MÔ hình tổ chức Quản lý RRTN tại nhiều NHTM trên thế giới

(Nguồn: DeutchBank)

Quản trị rủi ro tại NHTM hiện đại nói chung, trong đó bao gồm của RRTN nên được tổ chức theo mô hình “3 lớp phòng vệ” với các đặc điểm quan trọng như sau:

- HĐQT giám sát rủi ro, trong đó có rủi ro tác nghiệp một cách tách biệt với

Ban điều hành

- Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý

RRTN trong phạm vi đơn vị

- Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận quản lý RRTN tập trung và độc lập, có trách

nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý RRTN toàn ngân hàng

- Lớp phòng vệ thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt

động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quy định QTRRTN đặt ra

19

Sơ đồ 1.3. Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ”

Cơ cấu tổ chức của mỗi ngân hàng là xương sống trong hoạt động của ngân hàng. Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức không hiệu quả có thể dẫn tới hoạt động kinh doanh không hiệu quả, các phòng ban không biết phối hợp với ai để thực hiện công việc, không có đủ bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thực hiện các mảng công việc cần thiết của ngân hàng dẫn tới ngân hàng hoạt động không ổn định, không bền vững, không hiệu quả;

không có sự hợp tác tốt nhất giữa các phòng ban để tránh tắc nghẽn công việc tại một số khâu, chậm tốc độ xử lý công việc, mất uy tín và mất khách hàng,...

Với một cơ cấu bộ máy quản trị RRTN có sự phân công công việc phù hợp về khối lượng công việc và tính chất công việc, được thiết lập rõ ràng, hiệu quả đảm bảo phân tách trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, bộ phận, cá nhân liên quan sẽ giúp cho cán bộ quản lý rủi ro tác nghiệp đảm bảo được yêu cầu của công tác quản lý. Bộ máy quản lý cần có sự thống nhất từ ban quản lý rủi ro tác nghiệp tại Hội sở chính đến phòng/bộ phận quản lý RRTN tại chi nhánh. Có thể nói, bộ máy quản lý đóng vai trò quyết định sự thành công đối với chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp.

20

-I- Hệ thống văn bản chính sách quản trị RRTN

Bộ văn bản chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp bao gồm Quy định, Quy trình, Hướng dẫn, Sổ tay quản lý RRTN. Với một bộ văn bản chính sách và hệ thống được triển khai đồng bộ và duy trì xuyên suốt sẽ đảm bảo được việc quản lý RRTN trong tất cả các sản phẩm dịch vụ, các hoạt động, các quy trình và hệ thống của NHTM phù hợp với khẩu vị rủi ro tác nghiệp được quy định trong từng thời kỳ.

Neu hệ thống văn bản chính sách quản lý RRTN không được thiết lập, phê duyệt, rà soát định kỳ và giám sát thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ phát sinh tổn thất từ việc cơ chế do ngân hàng ban hành như: quy trình thiết kế chưa chuẩn, quy trình không hiệu quả, thiếu chốt kiểm soát/chốt kiểm soát không hiệu quả, quy trình chưa được văn bản hóa,... Cụ thể: Quy trình thiết kế chưa chuẩn là việc quy trình do NHTM xây dựng chưa chặt chẽ, có nhiều sơ hở dẫn đến cán bộ ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình nhưng vẫn gây sai sót hoặc kẻ xấu lợi dụng đề lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Quy trình không hiệu quả là những quy trình được xây dựng lên nhưng hoạt động không hiệu quả như thừa bước tác nghiệp gây tốn thời gian hoặc thiếu bước tác nghiệp gây rủi ro. Thiếu chốt kiểm soát hoặc chốt kiểm soát không hiệu quả là sơ hở về thiếu chốt kiểm soát trong quy trình hoặc chốt kiểm soát không đảm bảo nguyên tắc 4 mắt (một người thực hiện, một người kiểm soát lại) dẫn tới không kịp thời phát hiệu ra sai sót. Quy trình chưa được văn bản hóa là việc một số hoạt động của ngân hàng không được văn hóa trong khi nguyên tắc của NHTM để vận hành là tất cả các hoạt động kinh doanh và vận hành phải được văn bản hóa chính thức để tất cả các cán bộ nhân viên thực hiện một cách thống nhất, đảm bảo mỗi bước thực hiện đều có bước kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Điều này dẫn đến tình trạng mỗi cá nhân, mỗi đơn vị thực hiện một cách khác nhau, có đơn vị thực hiện công việc có kiểm soát, có đơn vị không nên rủi ro sai sót, gian lận gây tổn thất về tài chính và uy tín cho ngân hàng.

Một hệ thống văn bản chính sách quản trị RRTN hiệu quả làm cơ sở tiền đề để xây dựng cơ cấu quản trị rủi ro hợp lý và là điều kiện tiên quyết cho việc truyền tải yêu cầu quản trị rủi ro đến tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống.

21 -I- Văn hóa, nhận thức về quản trị RRTN

RRTN chủ yếu xuất phát từ sự thiếu cẩn trọng, cố ý, áp lực công việc quá nặng nề, trình độ năng lực thấp... của cán bộ nhân viên. Cụ thể: Cán bộ nhân viên không tuân thủ quy trình đã được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ chung dẫn đến sai sót về việc kiểm soát rủi ro, gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; Việc quá tải công việc hoặc thiếu nhân sự dẫn đến cán bộ làm thiếu bước tác nghiệp trong quy trình để kịp thời gian xử lý công việc gây ra lỗi, sai sót trong quá trình tác nghiệp; Cán bộ không được đào tạo đầy đủ, không nắm vững công việc cần thực hiện dẫn đến làm sai bước nghiệp vụ hoặc gây chậm trễ trong xử lý công việc, khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ,.;Cán bộ có những hành vi cố ý làm sai, vi phạm luật pháp, quy chế, chính sách của nhà nước và của ngân hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, trục lợi cá nhân; Môi trường làm việc có tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cao gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc do không có/chậm có người thay thế, gây quá tải công việc, gây gián đoạn hoặc chậm trễ trong các khâu xử lý công việc.

Cán bộ nhân viên chính là những người tiến hành đưa các chính sách, quy trình, quy định được ban hành vào thực tế và thực hiện kiểm tra, kiểm soát các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. Do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ quản lý RRTN chính là nhân tố quan trọng trong quá trình quản trị RRTN. Trong khi văn hoá quản lý RRTN được thiết lập thông qua các quy tắc đạo đức, các tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn hành vi và cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng phù hợp với chính sách quản lý RRTN của ngân hàng sẽ truyền đạt đến mọi cá nhân vai trò trách nhiệm đối với quản lý RRTN và khuyến khích việc thực hiện đầy đủ các chính sách và trách nhiệm quản lý RRTN. Từ đó làm giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh tổn thất từ hành vi cố tình gian lận, lợi dung vị trí công việc, không trung thực hoặc trộm cắp của cán bộ trong ngân hàng nhằm trục lợi cho cá nhân; Không thực hiện hết trách nhiệm vì lợi ích tốt nhất của khách hàng khi tư vấn, đầu tư và bảo vệ tài sản của khách hàng (không có yếu tố trục lợi); Không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, vị trí công việc theo quy định của Luật, quy

22 định NHCT và Hợp đồng có liên quan.

-I- Hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin là môi trường để thực hiện và áp dụng các phương pháp đo lường và đánh giá rủi ro tác nghiệp. Neu nền tảng công nghệ ở trình độ thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thống kê, đo lường rủi ro từ đó phản ánh sai lệch tình trạng thực tế trong hoạt động ngân hàng đồng thời cũng cản trở quá trình phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động quản lý rủi ro nói riêng. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tác nghiệp thì cần có sự đầu tư hệ thống CNTT đảm bảo đáp ứng với quy mô hoạt động của NHTM.

1.2.4.2. Nhân tố thuộc về môi trường

-I- Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp từ cả phía ngân hàng và khách hàng.

-I- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp để thực thi pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó. Nó cũng phải tuân theo những quy định có liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành.

- Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho các

NHTM nhưng nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tình trặng gia tăng lạm phát và tăng giá bất động sản một cách giả tạo, ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng trong tương lai.

- Chính sách tỷ giá có tác động khác nhau đến từng ngành và hoạt động xuất

nhập khẩu, tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời và hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Thay đổi lớn về tỷ giá hay biên độ dao động quá lớn thường ảnh

23

hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng vay vốn và tăng nợ khó đòi, tác động đến ngân hàng sẽ lớn hơn nếu không có quy chế thích hợp về quản lý trạng thái ngoại hối của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 28 - 34)