Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của Tập đoàn tài chính ING

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34 - 39)

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN TÀ

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của Tập đoàn tài chính ING

Theo một khảo sát các CEO ngân hàng Mỹ thời điểm 2009 thì có 63% trả lời rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng là quản lý RRTN kém.

Một nghiên cứu tại Australia còn lượng hóa RRTN chiếm khoảng 20 - 23% tổng lượng rủi ro chung. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu hoặc số liệu mang tính lượng hóa nào về con số tổn thất do RRTN gây ra. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, mức độ tổn thất do RRTN gây ra có thể còn cao hơn ở Australia.

Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRTN, như ING Group thuê IBM để quản trị RRTN, Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement). Citibank thực hiện quản trị RRTN theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp được đưa ra. Các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể - và đó là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị RRTN.

ING là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và hiện được coi là đơn vị hàng đầu của châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung trong đó có rủi ro tác nghiệp trong kinh doanh ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức quản lý: Các cấp thực hiện tổ chức quản lý hoạt động quản trị RRTN tại ING bao gồm: Hội đồng quản lý rủi ro, Ủy ban quản lý rủi ro, Bộ phận quản lý rủi ro.

Bộ phận nghiệp vụ, bộ phận hỗ trợ

Bộ phận quản lý rủi ro

tác nghiệp Bộ phận kiểm toán nội bộ

24

Hội đồng quản lý rủi ro này trực thuộc Hội đồng quản trị của ING, thực hiện giám sát tất cả các loại rủi ro, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị truờng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro quốc gia (đây là 4 loại rủi ro mà ING đang quản lý). Hội đồng quản lý rủi ro này hoạt động trên cấp độ chính sách có nhiệm vụ: Đảm bảo rằng tuyên bố chính sách rủi ro về mỗi loại rủi ro đuợc chuẩn bị để HĐQT phê duyệt; Đảm bảo rằng chính sách rủi ro đã đuợc thực hiện nghiêm chỉnh; Quản lý nguồn vốn của ngân hàng; Đảm bảo đã xây dựng hạn mức rủi ro thị truờng và tín dụng; Quản lý hồ sơ rủi ro tổng thể của rủi ro tác nghiệp trong các mảng kinh doanh.

Hội đồng này giám sát tất cả các loại rủi ro đang đuợc quản lý tại ING, có sự khái quát tổng thể về rủi ro từ đó đua ra đuợc các chính sách đồng bộ, hợp lý, hiệu quả nhất.

Uỷ ban quản lý rủi ro tác nghiệp

Uỷ ban này trực thuộc Ban điều hành, có nhiệm vụ: Giám sát một cách tích cực quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp trong phạm vi ngân hàng; Chịu trách nhiệm xây dựng khung quản lý rủi ro tác nghiệp, thực hiện quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp.

Bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp

Tại ING, xây dựng bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp để giúp Ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro tác nghiệp. Chức năng của bộ phận này là:

• Hỗ trợ cho Ban điều hành, giúp Ban điều hành chứng minh với các cơ quan

quản lý, kiểm toán và các cấp quản lý cao hơn rằng công tác kiểm soát rủi ro đã đuợc thực hiện;

• Chủ động trong các khâu của quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp nhu: xác

định rủi ro; đo luờng rủi ro; quản lý và thực hiện đào tạo nhận biết rủi ro;

• Liên kết/mở rộng các chức năng hiện tại.

Tại ING, có 3 bộ phận trực tiếp tham gia thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp, là: Bộ phận nghiệp vụ, bộ phận hỗ trợ; Bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp; Bộ phận kiểm toán nội bộ. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận đuợc cụ thể trong bảng duới đây:

25

Thực hiện quá trình tự đánh giá rủi ro và kiểm soát từ đầu đến cuối

Xây dựng và thực hiện quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp, gồm quá trình xác định đo lường, giám RRTN

Đánh giá RRTN và quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp với tư cách là một phần của quá trình kiểm toán hoạt động và tài chính. Xây dựng, thực hiện và duy trì cơ sở hạ tầng và xử lý hỗ trợ & tác nghiệp Xây dựng, duy trì và hỗ trợ quá trình tự đánh giá rủi ro và kiểm soát

Sử dụng kết quả quá trình tự đánh giá rủi ro và kiểm soát, ví dụ cho công tác kiểm toán, đánh giá phạm vi và mức độ, kiểm tra mẫu và chấm điểm ngầm Xử lý thoả đáng hạng mục nằm trong hệ thống rà soát, quản trị và tổ chức Hỗ trợ bằng quá trình tìm kiếm, theo dõi và phối hợp ký phê duyệt

Khuyến khích và đánh giá hoạt động xử lý trong hệ thống rà soát quản trị và tổ chức

Thực hiện sự kiểm tra xác đáng đối với các yêu cầu sản phẩm mới về các vấn đề hỗ trợ và hoạt động

Xây dựng và đề xuất chuẩn mực kiểm soát; hỗ trợ quá trình thực hiện

Đánh giá quá trình rà soát sản phẩm

Phê duyệt và thực hiện

các tiêu chuẩn kiểm soát Quản lý và hỗ trợ phêduyệt sản phẩm mới và rà soát sản phẩm

Đánh giá các chuẩn mực kiểm soát

26

Sơ đồ 1.4. Công cụ phát hiện sớm tại ING

(Nguồn: ING) Xác định rủi ro: sử dụng công cụ phát hiện sớm. Đó là việc xác định rủi ro được thực hiện bằng cách định kỳ ở từng bộ phận nghiệp vụ/hỗ trợ tự đánh giá rủi ro và kiểm soát bởi các cán bộ trực tiếp chịu trách nhiệm về đầu ra của quá trình đó; Xác định rủi ro bằng cách phỏng vấn; Đánh giá rủi ro thông qua thảo luận, cuộc họp

Đo lường rủi ro: Công cụ được dùng để đo lường rủi ro tác nghiệp là Báo cáo chỉ số rủi ro chính. Báo cáo này dạng bảng về các chỉ số rủi ro chính, sử dụng các tiêu chí, chuẩn mực đã định trước, phản ánh rõ nét mọi quá trình tác nghiệp giống như màn hình hiện sóng rađa.

Mục tiêu của báo cáo: Cảnh cáo sớm, phát hiện kịp thời mọi thay đổi trong phạm vi kiểm soát; giúp cán bộ quản lý tập trung kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong phạm vi các mức mục tiêu định trước, đã được chấp thuận, mức giới hạn hoặc định mức chất lượng.

Kiểm soát rủi ro: Công cụ để thực hiện việc kiểm soát trong rủi ro tác nghiệp là chuẩn mực kiểm soát, chuẩn mực kiểm soát quản lý rủi ro tác nghiệp do bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp xây dựng dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc và phê duyệt của uỷ ban rủi ro tác nghiệp (Hội động rủi ro) trực thuộc HĐQT.

Cảnh báo rủi ro: Sử dụng công cụ là khung cảnh báo sớm rủi ro tác nghiệp. Khung cảnh báo sớm là khung xác định mức độ tổn thất ở các cấp độ để từ đó đưa

27

ra các cảnh báo về rủi ro tác nghiệp, cảnh báo thể hiện ở 5 cấp độ tổn thất là:

• Tổn thất thực tế - đo lường được;

• Tổn thất tiềm tàng gần như là thực tế - đo lường được;

• Tổn thất tiềm ẩn, không phải là thực tế - đo lường, quản lý được;

• Tổn thất tiềm ẩn, không đo lường được - đo lường, đánh giá định tính;

• Tổn thất tiềm ẩn, xác định sớm - đánh giá định tính.

Với khung cảnh báo này sẽ giúp cho ING xác định các mức độ tổn thất để từ đó đo lường và có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34 - 39)