Định hƣớng và mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 84 - 88)

2..2.2 Tiến hành xử lý dữ liệu

4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BID

4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV Hà Tĩnh. BIDV Hà Tĩnh.

Định hƣớng phát triển của BIDV giai đoạn 2017 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 là phấn đấu trở thành một trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lƣợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, Top 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á Thái Bình Dƣơng và Top 300 Ngân hàng lớn nhất thế giới về tổng tài sản. Tiếp tục là Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, về khả năng điều tiết thị trƣờng; Lành mạnh hóa tình hình tài chính, tăng cƣờng cải cách thể chế, nâng cao năng lực quản trị theo quy định của Pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế; Đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, cải thiện mức định hạng tín nhiệm quốc tế; Gia tăng giá trị thƣơng hiệu; Nâng cao năng suất, thu nhập của ngƣời lao động; Thực hiện tốt nghĩa vụ với cổ đông, trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Trong đó chú trọng đến các khâu đột phá chiến lƣợc là:

- Nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, tập trung tái cơ cấu tài sản có rủi ro theo định hƣớng nâng cao chất lƣợng tài sản đảm bảo đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và đáp ứng chuẩn mực Basel II. Phấn đấu đến năm 2020, vốn chủ sở hữu gấp 2 lần hiện tại, là ngân hàng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

- Nâng cao chất lƣợng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC. Phấn đấu đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu gộp (nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC, nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ) < 3% và phấn đấu tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC

- Tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hƣớng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ƣu tiên phát triển chiến lƣợc Ngân hàng số (digital banking) một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình sản phẩm, kênh phân phối, phù hợp với xu hƣớng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Đa dạng hóa nền khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI. Đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính: gia tăng tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ/tổng dƣ nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp FDI, gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập.

- Phát triển đội ngũ nhân sự chất lƣợng cao. Bồi đắp văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thƣơng hiệu BIDV trở thành thƣơng hiệu ngân hàng có giá trị, sức khỏe thƣơng hiệu mạnh, đƣợc lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Là Ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, BIDV đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật, đóng vai trò là ngân hàng chủ lực trong các lĩnh vực đầu tƣ phát triển đất nƣớc. Trong lĩnh vực ngân hàng điện tử, BIDV đã đầu tƣ phát triển nền tảng công nghệ hiện đại và toàn diện với mục tiêu:

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, nhanh chóng và hiệu quả

- Mở rộng kênh giao dịch với Ngân hàng, gia tăng tiện ích tối đa cho Khách hàng.

- Đảm bảo bảo mật thông tin và an toàn hệ thống.

- Thƣờng xuyên cải tiến, nâng cấp, ứng dụng công nghệ hiện đại. - Là ngƣời bạn đồng hành tin cậy của Quý khách hàng.

Với những mục tiêu trên, BIDV Hà Tĩnh phải không ngừng đổi mới cơ chế quản trị điều hành, hoàn thiện mô hình tổ chức, tăng cƣờng đầu tƣ và

nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ, tiếp thu và nắm bắt kiến thức mới về sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

BIDV Hà Tĩnh cũng cần xây dựng và ngày càng hoàn thiện các tính năng dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thƣờng xuyên rà soát sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện có kết hợp với các dịch vụ khác tạo nên các gói dịch vụ khác biệt nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

4.1.1. Những cơ hội đối với BIDV Hà Tĩnh.

Trong thời gian qua, hành lang pháp lý cho thƣơng mại điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử đã đƣợc hình thành và tiếp tục hoàn thiện. Trên nền tảng Luật giao dịch điện tử ra đời vào năm 2005, đến nay đã có nhiều văn bản liên quan góp phần làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng điện tử, tạo tiền đề tốt cho BIDV Hà Tĩnh đẩy mạnh triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Chính sách khuyến khích không dùng tiền mặt của Chính phủ và NHNN cũng tạo cơ hội cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển. Hệ thống thanh toán đƣợc Chính phủ đầu tƣ nâng cấp, nhờ vào nó mà một giao dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác chỉ mất khoảng một phút và đƣợc đảm bảo an toàn.

Với định hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lƣới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy ứng dụng các phƣơng thức truy nhập băng thông rộng nhƣ cáp quang, thông tin vệ tinh... để phục vụ tốt cho việc phát triển chính phủ điện tử trong tƣơng lai không xa.

Trong thời gian qua, BIDV đã xây dựng đƣợc hệ thống Corebanking trên nền tảng công nghệ hiện đại, theo đó ngân hàng có thể kết nối tập trung các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử, trong đó có dịch vụ ngân hàng qua internet và các dịch vụ thanh toán.

Hiện nay, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có dân số trẻ, khoảng 60,5% dân số có độ tuổi dƣới 35 tuổi. Thêm vào đó, thu nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, đây chính là cơ hội để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và cho các NHTM ở Việt Nam trong đó có BIDV Hà Tĩnh.

4.1.2. Những thách thức đối với BIDV Hà Tĩnh.

Có thể nói thói quen sử dụng tiền mặt là một thách thức lớn đối với phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung tại Việt Nam và tại BIDV Hà Tĩnh nói riêng. Hơn thế nữa, tâm lý ngƣời Việt Nam đặc biệt là có một số doanh nghiệp vẫn còn e dè về sự an toàn trong giao dịch thanh toán trên môi trƣờng internet, điện thoại di động. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng đối với các loại dịch vụ ngày càng cao. Công nghệ mang lại cho khách hàng nhiều thông tin về ngân hàng cũng nhƣ các sản phẩm dịch vụ trên thị trƣờng. Vì vậy khách hàng có nhiều sự lựa chọn không những về giá cả mà còn chú ý nhiều hơn đến chất lƣợng dịch vụ.

Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, do đó cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt. Các dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến đƣợc các ngân hàng cung cấp rộng rãi với nhiều sự lựa chọn về giá thành cũng nhƣ các tiện ích giúp khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ ngân hàng điện tử tốt nhất. Do đó nên sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng cũng giảm đi đáng kể.

Sự phụ thuộc vào công nghệ cũng là thách thức đối với các ngân hàng nói chung và BIDV Hà Tĩnh nói riêng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Hệ thống máy tính, trang thiết bị công nghệ thông tin... cho phép xử

lý các giao dịch ngân hàng điện tử một cách nhanh chóng và an toàn. Nếu hệ thống công nghệ bị xâm nhập hoặc gặp sự cố, bị đánh cắp dữ liệu hoặc bị phá hoại thì rủi ro các ngân hàng gặp phải là rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)