Giải pháp phát triển quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 88 - 91)

2..2.2 Tiến hành xử lý dữ liệu

4.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Hà Tĩnh

4.2.1. Giải pháp phát triển quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

4.2.1.1. Giải pháp về marketing, quảng bá sản phẩm.

Do đặc thù văn hóa tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt mà các khách hàng còn chƣa mặn mà với các dịch vụ NHĐT của ngân hàng. Nhận thức đƣợc vấn đề đó, BIDV Hà Tĩnh cần tăng cƣờng công tác Marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ NHĐT của mình.

Trƣớc hết, BIDV Hà Tĩnh cần tổ chức các hoạt động Marketing để truyền thông, quảng bá rộng rãi dịch vụ NHĐT tới mọi đối tƣợng khách hàng. Trong đó, tập trung các đối tƣợng khách hàng là học sinh, sinh viên, cán bộ, viên chức có trình độ dân trí cao. Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng để giới thiệu cũng nhƣ lắng nghe những ý kiến góp ý của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ.

Thêm vào đó BIDV Hà Tĩnh cần đẩy mạnh tiếp thị, bán hàng gián tiếp thông qua các đơn vị đổ lƣơng qua BIDV, các doanh nghiệp quan hệ tiền gửi, tiền vay của BIDV... Các khách hàng này đã sử dụng các dịch vụ của BIDV, do đó chỉ cần khéo léo mời chào, giới thiệu sản phẩm, nêu ra các lợi ích của khách hàng khi sử dụng kênh dịch vụ NHĐT là khách hàng có thể sử dụng ngay.

BIDV Hà Tĩnh cần duy trì và mở rộng mạng lƣới cộng tác viên để phát tờ rơi, giới thiệu và tƣ vấn về sản phẩm dịch vụ tại khu vực tập trung nhiều đối tƣợng khách hàng tiềm năng nhƣ: trung tâm thƣơng mại, chợ…

Qua số liệu thống kê cho thấy, việc nhân viên Ngân hàng tƣ vấn sản phẩm chiếm khá cao đến quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT. Vì vậy BIDV Hà Tĩnh cần hoàn thiện và nâng cao cách thức quảng bá sản phẩm tại quầy bằng các công cụ Marketing hiện có nhƣ: tờ rơi, banner… Tại các điểm giao dịch nên bố trí máy tính kết nối internet và tài liệu hƣớng dẫn về dịch vụ NHĐT để khách hàng chủ động sử dụng dịch vụ cũng nhƣ để giao dịch viên hƣớng dẫn khách hàng sử dụng, kích hoạt dịch vụ. Từ đó kích thích khách hàng tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV.

Ngoài ra, BIDV cần đa dạng hóa các kênh quảng bá, theo đó tăng cƣờng công tác quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, quảng bá qua màn hình ATM, qua các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo...), các diễn đàn...

4.2.1.2. Mở rộng kênh phân phối.

Hiện nay, số lƣợng ATM, POS của BIDV Hà Tĩnh vẫn còn khá ít trên địa bàn. Vì vậy cần phát triển mạng lƣới chấp nhận thẻ rộng khắp đảm bảo phủ kín và bám sát chủ thẻ của BIDV, trong đó lấy những khu vực có tiềm năng nhƣ các trung tâm thƣơng mại, du lịch, trung tâm điện máy, đại lý vé máy bay…

Thƣờng xuyên ban hành các cơ chế động lực theo từng thời kỳ để khuyến khích cán bộ,cũng nhƣ giao khoán các chỉ tiêu phát triển các dịch vụ thẻ, POS tới từng cán bộ trong chi nhánh. Tăng cƣờng công tác hỗ trợ các đơn vị chấp nhận thẻ nhƣ: hotline miễn phí cuộc gọi đến, cẩm nang giao dịch thuận tiện...

Chú trọng phát triển thẻ và các tiện ích của nó, đặc biệt là thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế. BIDV Hà Tĩnh dự kiến trong năm 2016 sẽ lắp đặt thêm 3 máy ATM, 10 máy POS trên địa bàn… tạo đà khuyến khích phát triển dịch vụ

ngân hàng điện tử, tạo thói quen không dùng tiền mặt trong bộ phận dân cƣ và tăng khả năng cạnh tranh, nhận diện thƣơng hiệu của BIDV.

Tăng cƣờng các điểm giao dịch mới: thực hiện liên kết với các công ty bảo hiểm, đại lý mua bán ô tô, hệ thống siêu thị, các khu vui chơi, giải trí, các điểm du lịch… để chính những nhân viên của các công ty này là nhà phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

4.2.1.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Do đặc tính về công nghệ nên khi khách hàng sử dụng các dịch vụ NHĐT không tránh khỏi có những vƣớng mắc cần đƣợc giải đáp. Một đội ngũ nhân viên ngân hàng thông thạo công nghệ hiện đại, hiểu biết sâu về sản phẩm là yêu cầu cần thiết để phát triển dịch vụ NHĐT. Để đạt đƣợc điều đó, BIDV Hà Tĩnh cần có các chƣơng trình đạo tạo cơ bản và chuyên sâu cho cán bộ, nhân viên.

Hiện nay BIDV đã có Trƣờng đạo tạo cán bộ thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo phục vụ cho tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng. Tuy nhiên cần phải tăng cƣờng hơn nữa các khóa đào tạo về chuyên môn dành riêng cho các cán bộ chuyên trách về dịch vụ NHĐT tại Chi nhánh và phòng giao dịch, đảm bảo cho các nhân viên này luôn đƣợc cập nhật, bổ sung kiến thức mới, theo kịp công nghệ hiện đại.

Các chƣơng trình đạo tạo mở rộng tại Chi nhánh cũng cần phải thƣờng xuyên đƣợc tổ chức. Từ đó các kiến thức từ các khóa đào tạo tập trung sẽ đƣợc nhân rộng cho toàn bộ các cán bộ tại chi nhánh và phòng giao dịch.

Bên cạnh đó, BIDV Hà Tĩnh cần tổ chức hoặc cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý tình huống... Từ đó, có đƣợc đội ngũ nhân viên bán hàng am hiểu về sản phẩm, nghiệp vụ ngân hàng và đồng thời có kỹ năng giữ

chân đƣợc các khách hàng truyền thống và lôi kéo đƣợc các khách hàng mới sử dụng dịch vụ của BIDV.

Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo, BIDV Hà Tĩnh cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi kiểm tra kiến thức, các kỳ thi sát hạch cho nhân viên về những kiến thức liên quan đến dịch vụ NHĐT để từ đó có kế hoạch đào tạo và đạo tạo lại nhằm nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng của nhân viên đối với việc phát triển dịch vụ NHĐT.

Trong giai đoạn hiện nay, BIDV Hà Tĩnh cũng cần xây dựng và thực hiện chính sách bồi dƣỡng, trọng dụng và đãi ngộ ngƣời có tài năng. Đây là một công việc rất quan trọng, cần thiết, là nhân tố quyết định sự thành công của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà tĩnh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)