Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất rauan toàn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

PHẦN II TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

PHẦN III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAUAN TOÀN

3.1.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất rauan toàn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 hình thức tổ chức sản xuất RAT gồm hộ sản xuất đơn lẻ, hộ tham gia vào HTXNN và doanh nghiệp. Số lƣợng cơ sở sản xuất tham gia sản xuất RAT theo các hình thức tổ chức sản xuất đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Số cơ sở sản xuất RAT theo hình thức tổ chức sản xuất

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng số 803 100,0 821 100,0 865 100,0 - Hộ sản xuất đơn lẻ 187 23,3 197 24,0 202 23,4 - Số hộ tham gia HTXNN 614 76,5 622 75,8 661 76,4 - Doanh nghiệp 2 0,2 2 0,2 2 0,2

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng NN&PTNT các huyện và Chi cục trồng trọt)

Số cơ sở sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh có sự tăng lên qua 3 năm, từ 803 cơ sở năm 2018 lên 821 cơ sở năm 2019 và 865 cơ sở năm 2020. So với năm 2018, năm 2020 tăng 62 cơ sở sản xuất, tƣơng đƣơng tăng 7,7%. Số cơ sở sản xuất RAT tăng lên qua các năm chủ yếu ở hình thức hộ sản xuất. Các hộ sản xuất RAT hoạt động theo hai hình thức là sản xuất ở quy mô hộ đơn lẻ hoặc tham gia vào HTXNN trên địa bàn địa phƣơng. Dù sản xuất ở hình thức đơn lẻ hay tham gia vào HTXNN, hộ vẫn hoàn toàn chủ động trong quá trình sản xuất. Thông qua tham gia vào HTXNN các hộ liên kết sản xuất để thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các hộ sản xuất RAT tham gia vào HTXNN phải tuân thủ đúng yêu cầu và quy trình sản xuất RAT, HTXNN thực hiện quản lý, giám sát quá trình sản xuất.

Năm 2020, hộ sản xuất RAT dƣới dạng hộ đơn lẻ chiếm 23,4% và hộ là thành viên của HTXNN chiếm 76,4%. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất RAT, tại các huyện đều có các HTXNN tham gia sản xuất RAT. Việc phát triển các HTXNN sản xuất RAT góp phần liên kết các hộ nông dân để giúp đỡ nhau, hợp tác cùng phát triển trong sản xuất và tiêu thụ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất RAT. Đồng thời khi tham gia HTX, hộ sản xuất tiếp cận đƣợc với những hỗ trợ của Nhà nƣớc và các tổ chức.

Trong tổ chức hoạt động, HTXNN là tổ chức trung gian đứng ra liên kết các hộ nông dân với nhau để nâng cao sức cạnh tranh của các hộ sản xuất đơn lẻ. Bởi đến nay giấy chứng nhận sản xuất RAT chỉ cung cấp cho HTXNN hoặc vùng sản xuất RAT chứ không cấp riêng cho từng hộ vì quy mô diện tích nhỏ. Vì vậy, tham gia HTXNN là điều kiện đƣợc để cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lƣợng an toàn thực phẩm mà các hộ sản xuất đơn lẻ không thực hiện đƣợc. Từ đó từng bƣớc quảng bá, nâng cao uy tín và thƣơng hiệu sản phẩm RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế với ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số HTXNN nhƣ HTXNN Quảng Thọ II đã hỗ trợ thu mua sản phẩm cho hộ sản xuất và thành công trong phát triển sản xuất RAT theo chuỗi giá trị. Đây có thể xem là một hƣớng đi mà các HTXNN trên địa bàn tỉnh cần hƣớng đến để thúc đẩy phát triển sản xuất RAT một cách hiệu quả và bền vững.

Hộp 3.1. Tổ chức sản xuất rau má an toàn ở HTXNN Quảng Thọ II

Ngoài các hộ sản xuất RAT, trên địa bàn nghiên cứu có 2 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh RAT là Doanh nghiệp tƣ nhân Hóa Châu và Công ty TNHH Hoàng Mai. Mặc dù đăng ký sản xuất kinh doanh ở quy mô doanh nghiệp, nhƣng sản xuất RAT không phải là hoạt động sản xuất chính. Doanh nghiệp Hóa Châu vừa sản xuất vừa thu mua sản phẩm RAT để cung cấp cho siêu thị, trƣờng học và các cửa hàng kinh doanh sản phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Công ty TNHH Hoàng Mai là doanh nghiệp sản xuất HTXNN Quảng Thọ II có khoảng 250 hộ sản xuất rau má an toàn. Để quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, HTX đã sắp xếp lại 24 tổ sản xuất rau má VietGAP, mỗi tổ gồm 1 tổ trƣởng và 1 tổ phó. Các tổ vừa giúp đỡ nhau nhƣng đồng thời giám sát lẫn nhau trong quá trình sản xuất, qua đó, sẽ phê phán những hộ sản xuất không chấp hành đúng quy trình và không cho tham gia sản xuất trong vùng đã quy hoạch.

theo hƣớng nông nghiệp an toàn, tổng hợp bao gồm các hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Chính vì vậy, quy mô sản xuất RAT của hai doanh nghiệp không lớn, diện tích sản xuất RAT không có sự khác biệt so với quy mô diện tích của hộ.

Tóm lại, mặc dù có ba hình thức tổ chức sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhƣng hộ nông dân vẫn là đối tƣợng sản xuất chính và không có sự khác biệt về quy mô sản xuất giữa hình thức hộ và doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, việc đánh giá hoạt động sản xuất đƣợc nghiên cứu ở góc độ tác nhân hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)