PHẦN II TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
PHẦN III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu
2.2.4.1. Phương pháp xử lý dữ liệu
Những thông tin, số liệu thu thập sau khi đƣợc kiểm tra, hiệu chỉnh, phân loại theo các tiêu thức phù hợp, đƣợc mã hóa và xử lý trên Excel, SPSS 20, DEAP 2.1 và Stata 11.5. Kết quả phân tích đƣợc thể hiện bằng các Bảng số liệu, Sơ đồ, Biểu đồ theo các nội dung nghiên cứu của luận án.
2.2.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
a) Phương pháp thống kê mô tả: Đƣợc vận dụng nhằm mô tả và phân tích
những đặc điểm chung, thực trạng phát triển sản xuất rau và RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc điểm của hộ sản xuất. Các chỉ số đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp này bao gồm số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất.
b) Phương pháp thống kê so sánh: Đƣợc sử dụng để so sánh các chỉ tiêu thống
kê mô tả theo thời gian, không gian cũng nhƣ hình thức sản xuất. Từ đó có thể suy rộng ra đƣợc vấn đề nghiên cứu nhằm làm căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Phương pháp hạch toán kinh tế: Đƣợc sử dụng nhằm tính toán, phân tích kết
quả và hiệu quả kinh tế sản xuất RAT. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng việc tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), chi phí sản xuất (TC), thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (LN) và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhƣ GO/TC, LN/TC.
d) Phương pháp phân tích chuỗi giá trị: Nhằm mô tả chuỗi giá trị sản phẩm
RAT, quá trình tiêu thụ RAT, mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân và các hoạt động hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ RAT.
e) Phương pháp cho điểm và xếp hạng theo thang đo Likert: Thang đo Likert 5 cấp độ (mức rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao) đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ tham gia liên kết, ảnh hƣởng của các yếu tố đến sản xuất RAT, mức độ khó khăn trong sản xuất RAT. Các ý kiến đánh giá sẽ là những căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất RAT trong thời gia tới.
f) Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Đƣợc sử dụng để phân tích tình hình
chung của địa bàn nghiên cứu, đồng thời đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động sản xuất RAT. Các yếu tố phân tích bao gồm: (i) Điểm mạnh (S) là những yếu tố thuận lợi, nguồn lực bên trong góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất RAT; (ii) Điểm yếu (W) là các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thuận lợi bên trong hạn chế sự phát triển sản xuất RAT; (iii) Cơ hội (O) là những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động sản xuất RAT; (iv) Thách thức (T) là những yếu tố bên ngoài có thể tạo ra những kết quả xấu, không mong đợi ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất RAT. Kết quả phân tích là căn cứ để đề xuất các chiến lƣợc và giải pháp phát triển sản xuất RAT trong thời gian tới. Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, luận án đƣa ra các chiến lƣợc để phát triển sản xuất RAT dựa trên sự kết hợp điểm mạnh và thách thức (chiến lƣợc thích ứng: ST), điểm mạnh và cơ hội (chiến lƣợc công kích: SO), điểm yếu và cơ hội (chiến lƣợc điều chỉnh: WO), điểm yếu và thách thức (chiến lƣợc phòng thủ: WT).
Bảng 2.7. Ma trận SWOT
Môi trƣờng bên ngoài
Cơ hội (O) Thách thức (T)
Môi trƣờng bên trong
Điểm mạnh (S)
SO: Tận dụng thế mạnh để phát huy cơ hội.
ST: Tận dụng điểm mạnh để đối phó thách thức.
Điểm yếu (W)
WO: Nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu.
WT: Tối thiểu hóa những điểm yếu để hạn chế các nguy cơ.
(Nguồn: Humphrey. A, 2005)
g) Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA: Thực tế sản xuất, mức độ
đầu tƣ các yếu tố đầu vào có sự khác nhau giữa các hộ và giữa hình thức sản xuất RAT và rau thƣờng. Phƣơng pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA đƣợc sử dụng để đo
lƣờng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Kết quả phân tích sẽ xác định đƣợc mức độ hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô của các hộ sản xuất theo hình thức sản xuất RAT và rau thƣờng (Phụ lục 2.1). Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất rau.
h) Phương pháp hồi quy Logit
Trong phạm vi nghiên cứu luận án, mối quan hệ giữa các yếu tố với xác suất xảy ra biến cố là loại quan hệ hai tính chất, tức là nếu không xảy ra biến cố thì kết quả nhận đƣợc là 0, còn nếu xảy ra biến cố thì kết quả nhận đƣợc là 1. Điều đó có nghĩa là trong trƣờng hợp này mô hình lựa chọn nhị nguyên là mô hình phù hợp nhất.
Mô hình hồi qui Logit nhị phân dƣợc sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn sản xuất RAT của các hộ có dạng nhƣ sau:
với
ε
Trong đó: Yi:Quyết định lựa chọn hình thức sản xuất rau của hộ. Chỉ nhận 2 giá trị là 0 và 1 (Y = 1 nếu hộ sản xuất RAT và Y = 0 nếu hộ sản xuất rau thƣờng). Xi là các biến độc lập đƣa vào mô hình. Trong luận án có 11 biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu (Bảng 2.8).
Trong mô hình này, hiệu ứng biên (Marginal Effect) thể hiện tác động biên của biến độc lập Xi tới xác suất xảy ra sự kiện (Y = 1), và đƣợc tính toán theo công thức sau:
Hiệu ứng biên = ( )
( ε)
Trên cơ sở tổng hợp các biến đƣợc rút ra từ các nghiên cứu trƣớc và căn cứ vào kết quả tham vấn chuyên gia, phỏng vấn chuyên sâu để lựa chọn các biến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Các biến giải thích đƣợc đƣa vào mô hình hồi quy Logit đƣợc thể hiện ở Bảng 2.8
Bảng 2.8. Các biến độc lập trong mô hình Logit
Biến độc lập Diễn giải ý nghĩa của biến Nguồn tham khảo
X1: Giới tính chủ hộ
Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là Nam và 0 nếu chủ hộ là Nữ
Nguyễn Minh Hà [17], Nguyễn Văn Cƣờng [11], Burton và cs [67].
X2: Tuổi chủ hộ Năm Sriwichailamphan [83],
Đào Quyết Thắng [50], Phạm Thị Dinh [12]. X3: Trình độ văn hóa Số năm đến trƣờng Pongthong [79], Nguyễn Văn Cƣờng [11], Phạm Thị Dinh [12]. X4: Lao động Số lao động tham gia sản xuất rau Nguyễn Minh Hà [17],
Đào Quyết Thắng [50].
X5: Diện tích Diện tích sản xuất rau Pongthong [79],
Nguyễn Thị Dƣơng Nga và cs [36], Phạm Thị Dinh [12],
Ying vàcs [89] Laosutsan và cs [73] Sitorus và cs [82] X6: Kinh nghiệm Số năm tham gia sản xuất rau Suwanmancepong [84],
Nguyễn Thị Dƣơng Nga và cs [36], Phạm Thị Dinh [12].
X7: Tập huấn Số lần tham gia tập huấn Suwanmancepong [84],
Nguyễn Thị Dƣơng Nga và cs [36], Rajendran và cs [80]
X8: Thu nhập từ sản xuất rau
% trong thu nhập của gia đình Nguyễn Văn Cƣờng [11]
X9: Hiểu biết của hộ về RAT
Mức độ hiểu biết về RAT, nhận giá trị từ 1 đến 5 từ Hoàn toàn không biết đến Biết và hiểu đầy đủ về RAT
Nguyễn Văn Cƣờng [11], Đào Quyết Thắng [50]. X10: Nhận thức
về lợi ích RAT - Nhận thức về lợi ích lợi nhuận
Hộ có thể đạt lợi nhuận cao hơn nếu sản xuất RAT, nhận giá trị từ 1 đến 5 từ Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý
Zhou và cs [90],
Nguyễn Thị Hồng Trang [57], Phạm Thị Dinh [12].
Biến độc lập Diễn giải ý nghĩa của biến Nguồn tham khảo
- Nhận thức về vấn đề an toàn
Sản xuất RAT đảm bảo sức khỏe cho ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, nhận giá trị từ 1 đến 5 từ Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý
Phạm Thị Dinh [12].
- Nhận thức về tiêu thụ RAT
Sản phẩm RAT dễ tiêu thụ hơn rau thƣờng, nhận giá trị từ 1 đến 5 từ Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý
Nguyễn Thị Dƣơng Nga và cs [36].
X11: Hỗ trợ Nhận giá trị 1 nếu có nhận hỗ trợ và giá trị 0 nếu không nhận hỗ trợ
Nguyễn Thị Hồng Trang [57], Đào Quyết Thắng [50], Phạm Thị Dinh [12]. - Hỗ trợ tập huấn Nhận giá trị 1 nếu có nhận hỗ trợ và giá trị 0 nếu không nhận hỗ trợ
- Hỗ trợ tiêu thụ Nhận giá trị 1 nếu có nhận hỗ trợ và giá trị 0 nếu không nhận hỗ trợ
- Hỗ trợ về vốn Nhận giá trị 1 nếu có nhận hỗ trợ và giá trị 0 nếu không nhận hỗ trợ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng)
Từ kết quả mô hình hồi quy Logit, xác suất hộ sẵn sàng chuyển đổi sang sản xuất RAT khi các yếu tố đầu vào thay đổi đƣợc tính nhƣ sau:
( )
Trong đó: : Xác suất chuyển đổi sang sản xuất RAT
: Xác suất ban đầu
βi là hệ số của Xi đƣợc ƣớc lƣợng từ mô hình hồi quy Logit.