PHẦN II TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
PHẦN III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAUAN TOÀN
4.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông
* Cơ sở đề xuất giải pháp
Thực trạng nghiên cứu cho thấy, chƣa có sự khác biệt nhiều giữa hai hình thức tổ chức sản xuất RAT và rau thƣờng. Hoạt động sản xuất RAT vẫn ở quy mô nhỏ lẻ mang tính tận dụng, mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Chủng loại rau chƣa đa dạng, chủ yếu là các loại rau truyền thống. Năng suất RAT của tỉnh Thừa Thiên Huế thấp hơn so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Các mô hình sản xuất RAT ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ hệ thống tƣới tiêu tự động, hệ thống sản xuất theo công nghệ thủy canh, hệ thống nhà lƣới khép kín chƣa đƣợc quan tâm ứng dụng. Khâu sơ chế sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm chƣa đƣợc chú ý nên tỷ lệ hao hụt cao và chất lƣợng sản phẩm bị ảnh hƣởng. Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy phát triển sản xuất RAT cần coi trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khuyến khích đƣa công nghệ mới vào hoạt động sản xuất RAT tại địa phƣơng.
* Mục tiêu của giải pháp: Tạo sự chuyển biến trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật
vào hoạt động sản xuất RAT nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất RAT.
* Tổ chức thực hiện giải pháp
Tỉnh và huyện cần có chính sách nhằm tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ cho các địa phƣơng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất.
+ Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong quá trình sản xuất RAT nhƣ biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, khuyến cáo sử dụng các loại thuốc BVTV có độc tố thấp nằm trong danh mục cho phép sử dụng cho rau quả, tăng cƣờng ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho rau đã đƣợc Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng.
+ Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất RAT đã đƣợc triển khai hiệu quả ở một số địa phƣơng (Lộc An, Vinh Hƣng – Phú Lộc, Hƣơng Phú – Nam Đông), nhƣ triển khai hệ thống tƣới tự động, sản xuất trong nhà lƣới, nhà màng nhằm tạo các sản phẩm an toàn thực phẩm.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho các Viện nghiên cứu, trung tâm và trƣờng đại học trên địa bàn nghiên cứu nhằm chọn lọc, lai tạo và chuyển giao các giống rau mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất RAT cho cho từng loại rau, đặc biệt là các loại rau chủ lực, có khả năng tiêu thụ và thích ứng cao với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
+ Cấp kinh phí hàng năm cho việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong sản xuất và chế biến để tỉnh Thừa Thiên Huế luôn có nhiều sản phẩm RAT có chất lƣợng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh các nghiên cứu về mặt kỹ thuật, cần khuyến khích các nghiên cứu về thị trƣờng, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh rau nhằm phát triển RAT hiệu quả và bền vững.
+ Tăng cƣờng xây dựng mô hình trình diễn các giống rau F1 từ các nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nƣớc để từng bƣớc mở rộng diện tích sản xuất RAT có năng suất cao, chất lƣợng tốt.
+ Khuyến khích đầu tƣ công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa các sản phẩm RAT. Hiện nay, các cơ sở chế biến RAT trong tỉnh chủ yếu ở quy mô nhỏ. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm RAT trên thị trƣờng, tỉnh cần khuyến khích đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn, hiện đại.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông và giám sát hoạt động sản xuất RAT: Sở NN&PTNT, phòng NN&PTNT cấp huyện cần tăng cƣờng hoạt động hỗ trợ, giám sát hoạt động sản xuất RAT.
+ Mở các lớp tập huấn về sản xuất RAT thƣờng xuyên và định kỳ. Nội dung khuyến nông cần tập trung vào những vấn đề nhƣ tập huấn kỹ thuật sản xuất, quy trình
sản xuất RAT, kiến thức về thị trƣờng. Các lớp tập huấn nên đa dạng về nội dung, linh hoạt về hình thức và thời gian để khuyến khích sự quan tâm, tham gia của các hộ sản xuất. + Tăng cƣờng công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực rau quả an toàn đến các thành phần có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thực hiện đúng các quy định đã ban hành.
+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất RAT của các hộ nông dân. Đặc biệt là vấn đề lƣu trữ hồ sơ liên quan đến nhật ký mua và sử dụng các loại vật tƣ nông nghiệp. Hƣớng đến phát triển sản xuất RAT gắn với truy suất nguồn gốc đến hộ sản xuất. Sản phẩm RAT phải có đăng ký và đƣợc kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi đƣa đi tiêu thụ trên thị trƣờng. Cần có các chế tài xử lý đối với các hộ, các vùng sản xuất RAT không đảm bảo yêu cầu chất lƣợng.
+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tƣ nông nghiệp, phát hiện, xử lý kịp thời những trƣờng hợp kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lƣợng, các loại vật tƣ không rõ nguồn gốc. Đối với các cơ sở kinh doanh vật tƣ nông nghiệp cần thực hiện Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV hoặc vật tƣ nông nghiệp.
+ Coi trọng khâu đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ về số lƣợng và trình độ năng lực để kiểm soát chất lƣợng RAT từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.