Giai đoạn Nội dung liên kết
Tiêu thụ
Giá cả Thỏa thuận thống nhất theo sự biến động giá thị
trƣờng tại thời điểm bán.
Số lƣợng sản phẩm Toàn bộ khối lƣợng sản phẩm sẽ đƣợc thu mua. Chất lƣợng sản phẩm Không yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm.
Địa điểm thu mua Ngƣời thu gom mua rau tại ruộng.
Thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt khi mua sản phẩm.
Hỗ trợ
Thông tin thị trƣờng Cung cấp thông tin sản phẩm và giá cả sản phẩm. Thu hoạch sản phẩm Có thể hỗ trợ hộ sản xuất thu hoạch sản phẩm.
Hỗ trợ vốn Có ràng buộc bán sản phẩm.
Ràng buộc Không có ràng buộc về giấy tờ văn bản.
(Nguồn: Khảo sát hộ sản xuất năm 2020)
Về liên kết giữa hộ sản xuất với ngƣời thu mua (tác nhân thu mua rau chính) đƣợc thể hiện qua Bảng 3.5. Quan hệ liên kết giữa hộ sản xuất và ngƣời thu mua mang tính thời điểm, không có ràng buộc bằng văn bản hợp đồng mà chỉ là những thỏa thuận bằng miệng. Giá cả và khối lƣợng thu mua biến động theo giá cả thị trƣờng và mùa vụ sản xuất. Giữa hộ sản xuất và ngƣời thu mua thƣờng xuyên chia sẻ thông tin nhu cầu thị trƣờng về các loại rau, yêu cầu chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ giá cả các loại rau. Theo đánh giá của cả ngƣời thu mua và hộ sản xuất, tuy việc mua bán sản phẩm đƣợc thực hiện bằng hợp đồng miệng nhƣng cả ngƣời thu mua và hộ nông dân đều tin tƣởng nhau, đặc biệt không quá bị ràng buộc và hoàn toàn có thể linh động trong mua bán nên trong điều kiện quy mô sản xuất nhƣ hiện nay đây là hình thức phù hợp.
3.1.3.2. Tình hình tiêu thụ rau an toàn
Qua khảo sát thực tế, sản phẩm RAT đƣợc cung cấp cho thị trƣờng trong tỉnh Thừa Thiên Huế và một số địa phƣơng khác nhƣ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… thông qua ngƣời thu gom, HTXNN, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh RAT, ngƣời bán lẻ,… Tình hình tiêu thụ RAT đƣợc thể hiện qua Sơ đồ 3.1.
Trong chuỗi cung ứng sản phẩm RAT, hộ sản xuất bán RAT cho ngƣời thu gom là kênh tiêu thụ sản phẩm chính. Ở kênh này, ngƣời thu gom mua toàn bộ khối lƣợng rau đƣợc hộ sản xuất bán ra và có sự trợ giúp cho hộ trong việc thu hoạch sản phẩm,
tuy nhiên giá bán không có sự khác nhau giữa RAT và rau thƣờng. Việc giao dịch mua bán sản phẩm diễn ra tƣơng đối đơn giản, rau đƣợc bán ngay tại ruộng, thời gian giao dịch nhanh, giá mua rau do ngƣời thu gom đƣa ra trên cơ sở nhu cầu thị trƣờng tại thời điểm mua và thời vụ thu hoạch. Khối lƣợng rau thu mua đƣợc ngƣời thu gom bán lại cho ngƣời bán buôn tại chợ đầu mối Bãi Dâu và chợ Đông Ba. Bên cạnh đó, các loại RAT nhƣ rau má và hành lá đƣợc bán một phần cho ngƣời bán buôn tại các tỉnh lân cận nhƣ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Sơ đồ 3.1. Chuỗi cung ứng sản phẩm RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Kênh tiêu thụ thứ hai, hộ sản xuất bán RAT cho HTXNN. Các hộ sản xuất RAT tham gia vào HTXNN sẽ đƣợc HTX bao tiêu một phần sản phẩm thông qua hợp đồng tiêu thụ với các siêu thị, cửa hàng bán lẻ RAT, nhà hàng, trƣờng học hoặc để chế biến thành các sản phẩm nhƣ trà rau má, trà mƣớp đắng. Hiện có 2 HTXNN thu mua sản phẩm RAT của hộ là HTXNN Quảng Thọ II thu mua sản phẩm rau má an toàn với khối lƣợng thu mua từ 6 – 8 tạ/ngày, HTXNN Thủy Thanh thu mua sản phẩm mƣớp đắng an toàn. Để tiêu thụ qua kênh này, hộ sản xuất phải cam kết về chất lƣợng sản phẩm. Số lƣợng sản phẩm RAT theo kênh này chƣa nhiều, tuy nhiên khối lƣợng đƣợc thu mua tƣơng đối ổn định với mức giá cao hơn giá thị trƣờng. Qua khảo sát, mức giá tiêu thụ qua kênh này dao động cao hơn giá rau thƣờng từ 30 - 35%.
Kênh tiêu thụ thứ ba, hộ sản xuất bán RAT cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tƣ nhân Hóa Châu, Công ty TNHH MTV hữu cơ Huế Việt, Công ty TNHH nông nghiệp
Hộ sản xuất RAT Ngƣời bán lẻ Ngƣời
thu gom Ngƣời bán buôn Ngƣời tiêu dùng Siêu thị/khách sạn/nhà hàng/trƣờng học Doanh
nghiệp Cửa hàng bán lẻ RAT HTX nông
sạch Hoàng Mai thu mua sản phẩm RAT của hộ sản xuất và cung ứng cho các siêu thị, trƣờng học, nhà hàng và một số khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các loại RAT đƣợc các doanh nghiệp thu mua và cung ứng phải có thông tin của hộ sản xuất và áp dụng đúng quy trình sản xuất RAT.
Kênh tiêu thụ thứ tƣ, hộ sản xuất bán sản phẩm cho các cửa hàng kinh doanh nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh. Một số của hàng kinh doanh nông sản an toàn nhƣ cửa hàng Su Su xanh, cửa hàng Quảng Điền, cửa hàng thực phẩm Nam Đông, cửa hàng Đồng Xanh,... có liên kết với một số hộ sản xuất RAT để cung ứng RAT cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ theo kênh này không nhiều. Trung bình mỗi ngày mỗi cửa hàng tiêu thụ 50 – 100 kg.
Ngoài ra, hộ sản xuất cũng bán rau cho ngƣời bán lẻ hoặc ngƣời tiêu dùng. Theo kênh này, hộ sản xuất sẽ bán đƣợc giá cao nhất, song khối lƣợng tiêu thụ không nhiều.
* Tiếp cận giá bán
Kết quả khảo sát tại các điểm nghiên cứu cho thấy, hộ sản xuất thƣờng tham khảo giá bán rau nói chung và RAT nói riêng trƣớc khi cung ứng rau ra thị trƣờng. Nguồn tham khảo giá rau của hộ đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.6.