Giải pháp về thị trƣờng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 138 - 140)

PHẦN II TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

PHẦN III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAUAN TOÀN

4.2.1. Giải pháp về thị trƣờng

* Cơ sở đề xuất giải pháp

Kết quả phân tích cho thấy một trong những trở ngại ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất RAT là vấn đề thị trƣờng, trong đó bao gồm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thị trƣờng đầu vào và đầu ra. Đối với liên kết, kết quả nghiên cứu cho thấy liên kết trong sản xuất RAT hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế khá đơn giản, các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ RAT chủ yếu dựa trên quan hệ quen biết và niềm tin, chƣa hình thành mối liên kết chặt chẽ, bền vững thông qua hợp đồng ràng buộc. Hộ sản xuất chƣa chủ động trong tiêu thụ sản phẩm RAT. Ngƣời tiêu dùng chƣa hoàn toàn tin tƣởng vào sản phẩm RAT. Vì vậy, thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm RAT vẫn là thị trƣờng thông thƣờng, chƣa hình thành thị trƣờng và kênh tiêu thụ riêng. Điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp tới giá bán sản phẩm cũng nhƣ tâm lý của ngƣời sản xuất. Đối với thị trƣờng các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc BVTV…) đƣợc cung cấp chủ yếu qua hệ thống cửa hàng bán lẻ tại địa phƣơng nên còn gặp nhiều khó khăn nhƣ không đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ khó kiểm soát chất lƣợng. Vì vậy, cần có các giải pháp về thị trƣờng để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT.

* Mục tiêu giải pháp

Hoàn thiện mạng lƣới tiêu thụ, tăng cƣờng liên kết, quảng bá sản phẩm cũng nhƣ nâng cao nhận thức ngƣời tiêu dùng nhằm nâng cao giá bán và giá trị cho sản phẩm góp phần phát triển sản xuất RAT hiệu quả và bền vững.

* Tổ chức thực hiện giải pháp

Tỉnh và huyện cần có các chính sách, chiến lƣợc cụ thể nhằm giúp hộ sản xuất, HTX phát triển liên kết, hợp tác, quảng bá và xúc tiến thƣơng mại, cụ thể:

+ Cần xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hình thành các HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ sản xuất RAT nhằm nâng cao năng lực sản xuất theo quy mô hàng hóa lớn làm tiền đề để phát triển bền vững các mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn. Để làm đƣợc điều này cần tuyên truyền, vận động hộ sản xuất tự nguyện liên kết với nhau, tổ chức cho các hộ sản xuất RAT tham quan học hỏi các mô hình tiêu biểu để nâng cao kiến thức tổ chức sản xuất và thị trƣờng từ đó thấy đƣợc lợi ích khi tham gia nhóm.

+ Tăng cƣờng kết nối doanh nghiệp và hộ sản xuất RAT nhằm tạo ra chuỗi liên kết sản xuất bền vững. Liên kết này sẽ phát huy đƣợc thế mạnh của doanh nghiệp là có đủ tiềm lực tài chính để chế biến, kết nối thị trƣờng tiêu thụ và thế mạnh của hộ nông dân trong việc sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Để làm đƣợc điều này cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ RAT hƣớng đến phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

+ Thực hiện chƣơng trình liên kết vùng rau của tỉnh với các tỉnh/thành phố lân cận nhằm điều chỉnh cơ cấu sản xuất rau phong phú và hợp lý đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Các cơ quan chức năng phối hợp với doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau với các hộ sản xuất, HTXNN. Nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, tăng lƣợng RAT các loại tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức và hoàn thiện mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm RAT

+ Có chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào hoạt động thu mua và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông hộ. Thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ chế biến RAT thành các sản phẩm nhƣ trà túi lọc, nƣớc ép rau củ, rau củ sấy khô,… để vừa làm đa dạng sản phẩm vừa giúp giảm gánh nặng cho tiêu thụ RAT tƣơi, từ đó làm tăng giá trị sản xuất RAT cũng nhƣ tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất.

+ Hình thành các tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất, cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. HTXNN có thể làm trung gian liên kết với các doanh nghiệp để cung ứng yếu tố đầu vào và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho hộ sản xuất.

+ Thông qua tổ hợp tác và HTXNN hình thành các điểm bán và giới thiệu sản phẩm RAT nhằm quảng bá thƣơng hiệu và cung cấp sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng nhằm giảm bớt các khâu trung gian, tăng lợi nhuận và đảm bảo uy tín về chất lƣợng sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.

+ Đa dạng hóa các kênh tiêu thụ RAT. Các kênh tiêu thụ nhƣ chợ truyền thống và cửa hàng RAT tự phát sẽ không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển RAT. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần mở các cửa hàng bán sản phẩm an toàn tại các khu vực đông dân cƣ. Các cửa hàng này có thể do doanh nghiệp/cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc do các trung tâm trực thuộc Sở NN&PTNT, Sở KHCN, Hội Nông dân tỉnh đứng ra tổ chức, có nhiệm vụ giới thiệu và bán sản phẩm RAT tới ngƣời tiêu dùng. Hàng năm, tiến hành khảo sát, lựa chọn các cửa hàng có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hộ sản xuất RAT để có kế hoạch hỗ trợ đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị phục vụ mở rộng và tiêu thụ RAT, tiến tới xây dựng và ban hành tiêu chí đối với các cửa hàng kinh doanh RAT.

- Xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu và xúc tiến thƣơng mại

+ Tăng cƣờng công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm RAT trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua ứng dụng công nghệ nhƣ xây dựng các website giới thiệu về vùng sản xuất, các loại RAT cũng nhƣ sản phẩm từ RAT; khuyến khích hộ sản xuất tham gia vào sàn giao dịch nông sản.

+ Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho các loại rau và vùng sản xuất RAT chủ lực. Đây là cách tốt nhất để phân định RAT và rau thƣờng trên thị trƣờng. Qua đó, tạo niềm tin cho ngƣời tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi cũng nhƣ góp phần nâng cao trách nhiệm của ngƣời sản xuất, mở ra cơ hội mới cho phát triển RAT. Hƣớng đến truy xuất nguồn gốc theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 100/2019/QĐ-TTg ngày 19/01/2019.

+ Tăng cƣờng đầu tƣ nghiên cứu, đánh giá nhu cầu thị trƣờng để có kế hoạch chủ động trong sản xuất. Sở Công Thƣơng cần thƣờng xuyên cập nhật và phổ biến rộng rãi thông tin thị trƣờng về các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào đầu ra, nhu cầu thị trƣờng để doanh nghiệp và ngƣời sản xuất theo dõi nhằm nắm bắt nhu cầu thị trƣờng.

- Nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm RAT: Tổ chức các kênh tuyên truyền, quảng bá về RAT nhằm tăng cƣờng cung cấp thông tin đến ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng, nguồn gốc xuất xứ, địa điểm của các cơ sở sản xuất và kinh doanh RAT có uy tín nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm RAT. Qua đó giúp ngƣời tiêu dùng ngày càng tin tƣởng hơn vào chất lƣợng và lựa chọn sử dụng RAT.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 138 - 140)