PHẦN II TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án cho thấy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp an toàn nói chung và RAT nói riêng. Các nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện, làm rõ nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu của mảng chủ đề này. Tuy nhiên, có thể chỉ ra một số khoảng trống trong nghiên cứu về phát triển sản xuất RAT nhƣ sau:
Các nghiên cứu về phát triển RAT tại Việt Nam chủ yếu đƣợc thực hiện tại vùng sản xuất rau hàng hóa lớn, có nhiều tiềm năng và lợi thế. Vì thế, một nghiên cứu phát triển sản xuất RAT tại khu vực miền Trung Việt Nam với hoạt động sản xuất RAT chƣa phát triển chính là sự vận dụng lý luận trong nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể.
Đặc biệt, phần tổng quan cho thấy, phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng đƣợc sử dụng trong đánh giá các khía cạnh cụ thể liên quan đến sản xuất RAT. Chƣa có nghiên cứu sử dụng cả phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng trong đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất RAT bao gồm đánh giá thực trạng phát triển và phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất RAT.
Ở góc độ phân tích định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất RAT của nông hộ, chƣa có nghiên cứu xem xét, ƣớc lƣợng khả năng và mức độ ảnh hƣởng một cách toàn diện của các nhóm nhân tố trên các khía cạnh: đặc điểm của ngƣời sản xuất, nguồn lực sản xuất của hộ, kiến thức về RAT của ngƣời sản xuất và hỗ trợ từ các cấp vĩ mô. Việc bổ sung các nhân tố này vào mô hình nghiên cứu có thể mở
rộng thêm các nhân tố có thể tác động đến quyết định sản xuất RAT mà các nghiên cứu trƣớc chƣa thực hiện.
Cho đến nay, chƣa có một công trình thực hiện nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể về sản xuất RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc thực hiện nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: Thực trạng phát triển sản xuất RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay nhƣ thế nào? Yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định tham gia sản xuất RAT của nông hộ? Những giải pháp cần thực hiện để phát triển sản xuất RAT là gì? vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ cần đƣợc nghiên cứu làm rõ.
Do đó, nội dung nghiên cứu của luận án góp phần giải quyết các khoảng trống nghiên cứu đã nêu trên. Kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần đánh giá thực trạng phát triển sản xuất RAT mà còn góp phần quan trọng trong việc cung cấp các thông tin phục vụ cho quá trình hoạch định và thực thi các chính sách nhằm phát triển sản xuất RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.