Bài học rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 62)

PHẦN II TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

PHẦN III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAUAN TOÀN

1.2.3. Bài học rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Qua kết quả nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất RAT của các địa phƣơng cho thấy vấn đề sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm đang là xu thế đƣợc các địa phƣơng quan tâm nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trƣờng. Việc phát

triển sản xuất RAT tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng. Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất RAT của các địa phƣơng có thể rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế nhƣ sau:

- Cần quy hoạch vùng sản xuất RAT, ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hộ sản xuất RAT trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, công nghệ mới, đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất RAT.

- Tăng cƣờng công tác tập huấn nhằm hỗ trợ cho hộ sản xuất RAT nắm vững quy trình sản xuất RAT, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Cần có sự giám sát chặt chẽ trong sản xuất RAT. Khuyến khích hộ sản xuất RAT tuân thủ đúng các yêu cầu sản xuất RAT.

- Hỗ trợ xây dựng các mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ RAT. Hƣớng phát triển sản xuất RAT theo chuỗi giá trị.

- Bên cạnh các quy định, chính sách về phát triển sản xuất RAT của Chính phủ và Bộ NN&PTNT, tỉnh Thừa Thiên Huế cần ban hành các chính sách nhằm quản lý chất lƣợng RAT, xây dựng thƣơng hiệu cho các loại rau và vùng sản xuất RAT, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thƣơng mại.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất RAT là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phát triển sản xuất RAT nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất RAT là những vấn đề lý luận có tính cốt lõi, định hƣớng cho việc nghiên cứu của luận án.

Nội dung phát triển sản xuất RAT bao gồm: (1) Phát triển quy mô sản xuất RAT; (2) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất RAT; (3) Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; (4) Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm; (5) Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất RAT. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất RAT đƣợc chỉ ra bao gồm: Nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể sản xuất nhƣ nguồn lực sản xuất, đặc điểm của hộ sản xuất, năng lực tiếp cận và nhận thức hiểu biết của hộ về sản xuất RAT và nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện khách quan nhƣ điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, thị trƣờng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất RAT.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản xuất RAT của một số nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng tại Việt Nam, luận án đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất RAT tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 62)