Tình hình thực hiện quy trình về nƣớc tƣới trong sản xuất RAT

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 103 - 105)

Đvt: %

Chỉ tiêu Rau an toàn Rau thƣờng BQC

1. Nguồn nƣớc sử dụng

- Nƣớc giếng khoan 68,7 65,8 67,0

- Nƣớc ở ao, hồ, sông 31,3 34,4 33,0

2. Không sử dụng nƣớc thải, nƣớc phân tƣơi, nƣớc chƣa qua xử lý để tƣới

100,0 66,5 80,9

(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020)

Đối với nguồn nƣớc tƣới, hộ sản xuất sử dụng nƣớc giếng khoan hoặc nƣớc sông, hồ để tƣới cho rau. Tỷ lệ các hộ sử dụng nguồn nƣớc tƣới cho rau không có sự khác biệt giữa hộ sản xuất RAT và hộ sản xuất rau thƣờng. Hoạt động tƣới nƣớc cho rau chủ yếu đƣợc thực hiện thủ công mỗi ngày 1 - 2 lần tùy theo điều kiện thời tiết. Hiện nay, một số hộ và một số HTXNN đã áp dụng công nghệ, hệ thống tƣới phun tự động cho cây trồng, góp phần mang lại hiệu quả, năng suất cao, nhƣ HTXNN Quảng Thọ II đã áp dụng tƣới cho 3,5 ha rau má, HTXNN Kim Thành tƣới 2,05 ha rau các loại, HTXNN Phú Thanh tƣới cho 1,1 ha rau.

Về tiêu chuẩn nƣớc tƣới, việc tuân thủ quy định về không sử dụng nƣớc thải, nƣớc phân tƣơi, nƣớc chƣa qua xử lý để tƣới rau có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ sản xuất. Cụ thể, 100% số hộ sản xuất RAT không sử dụng nƣớc thải, nƣớc phân tƣơi để tƣới rau, tỷ lệ này ở hộ sản xuất rau thƣờng là 66,5%.

e) Về thu hoạch và sơ chế rau sau thu hoạch

Việc thu hoạch và sơ chế rau sau thu hoạch của các hộ sản xuất đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Tình hình thực hiện quy trình về thu hoạch và xử lý sau thu hoạch trong sản xuất RAT

Đvt: %

Chỉ tiêu Rau an toàn Rau thƣờng BQC

1. Không để rau tiếp xúc trực tiếp với đất khi thu hoạch

84,0 69,5 75,7

2. Sơ chế rau sau thu hoạch 72,0 55,5 62,6

3. Không sử dụng các hóa chất xử lý sau

thu hoạch 100,0 100,0 100,0

4. Không bảo quản, vận chuyển rau cùng

các hàng hóa khác có nguy cơ ô nhiễm 100,0 91,0 94,9

(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020)

Việc thu hoạch rau thƣờng đƣợc thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc cuối buổi chiều tùy thuộc vào từng loại rau và cách thức bán. Tuy nhiên, hầu hết các hộ sản xuất đƣợc khảo sát đều tiến hành thu hoạch vào buổi sáng sớm và bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch vì nhƣ vậy sẽ đảm bảo rau tƣơi, có chất lƣợng tốt hơn.

Kết quả khảo sát cho thấy, tại các vùng sản xuất RAT không có khu vực sơ chế, bảo quản rau riêng. Sản phẩm rau sau thu hoạch sẽ đƣợc làm sạch tại khu vực sản xuất. 62,6% số hộ sản xuất rau trong đó 72% số hộ sản xuất RAT và 55,5% số hộ sản xuất rau thƣờng có thực hiện các hoạt động sơ chế sau thu hoạch. Tuy nhiên, kỹ thuật sơ chế RAT sau thu hoạch còn hết sức thô sơ, chủ yếu sử dụng biện pháp kỹ thuật đơn giản và làm thủ công nhƣ nhặt lá vàng, rửa qua đất cát bám bẩn.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đƣợc các hộ sản xuất quan tâm. Vì vậy, khi thu hoạch 84% số hộ sản xuất RAT và 69,5% số hộ sản xuất rau thƣờng không bỏ rau trực tiếp xuống đất mà thƣờng bỏ rau vào bao bì hoặc rổ đã chuẩn bị sẵn. Do sản phẩm rau đƣợc cung ứng cho các đơn vị thu mua ngay sau khi thu hoạch, nên 100% số hộ sản xuất không sử dụng các hóa chất xử lý sau thu hoạch. Tuy nhiên, việc vận chuyển rau từ khu vực sản xuất lên bờ ruộng đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện nhƣ xe cải tiến, quang gánh,… các phƣơng tiện này cũng đƣợc dùng để vận chuyển các yếu tố đầu vào nhƣ phân bón phục vụ sản xuất. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm.

g) Về truy xuất nguồn gốc

Kết quả khảo sát cho thấy, các hộ sản xuất RAT đã đƣợc tập huấn kiến thức về truy suất nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sản xuất RAT, vấn đề truy suất nguồn gốc sản phẩm chƣa đƣợc các hộ thực hiện một cách đầy đủ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 103 - 105)