Những vấn đề thường gặp trong nhân giống in vitro và giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 giống lai giữa bạch đàn uro (eucalyptus urophylla) và bạch đàn pellita (eucalyptus pellita)​ (Trang 30 - 31)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật

1.4.4. Những vấn đề thường gặp trong nhân giống in vitro và giải pháp

khắc phục

1.4.4.1. Sự tạp nhiễm

Nhiễm là vấn đề rất được quan tâm và dễ xảy ra trong nuôi cấy mô thực vật, gây hậu quả nghiêm trọng đến hiệu suất nuôi cấy. Một số nguồn gây tạp nhiễm như từ mẫu cấy, thao tác trong quá trình cấy, từ côn trùng như ve bét, môi trường, dụng cụ và các máy móc thiết bị như màng lọc của tủ cấy, hệ thống thông khí trong phòng cấy.

Mẫu cấy được sống trong điều kiện môi trường tự nhiên nên có rất nhiều mầm bệnh. Mặc dù trước khi cấy, mẫu cấy được khử trùng nhưng thường chỉ diệt được các vi sinh vật như nấm, vi khuẩn trên bề mặt mẫu cấy. Có thể dùng một số chất kháng sinh để diệt vi khuẩn và nấm, song cũng chính các chất này nếu không được dung ở liều lượng và thời gian thích hợp sẽ có thể gây hại cho mẫu cấy.

1.4.4.2 .Sản sinh độc tố từ mẫu nuôi cấy

Mẫu mới cấy hay bị hóa nâu, hóa đen rồi chết là hiện tượng thường gặp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do có chứa nhiều tanin hay hydroxyphenol trong mẫu cấy đã già. Để khắc phục hiện tượng này người ta thường áp dụng mấy phương pháp sau: (i) bổ sung than hoạt tính vào môi trường nuôi cấy (0,1 - 0,3 %) hoặc Polyvinyl Pyrolidone (PVP); (ii) ngâm mẫu vào dung dịch chứa các chất có tác dụng ngăn chặn oxy hóa Phenol như axit ascobic, axit chanh vài giờ trước khi cấy; hoặc (iii) nuôi cấy trong môi trường lỏng, nồng độ oxy thấp và không có ánh sáng trong 1 - 2 tuần trước khi cấy.

1.4.4.3. Hiện tượng thủy tinh hóa

Cây nuôi cấy mô có khi trở nên mọng nước, lá và thân trong suốt do đó rất khó sống, đặc biệt khi nuôi cấy trên môi trường lỏng hoặc môi trường ít agar, trao đổi khí thấp. Có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách: (i) giảm nồng độ chất chứa N trong môi trường nuôi cấy; (ii) giảm sự hình thành ethylen trong bình mới; (iii) xử lý axit abxixic hoặc các chất ức chế sinh trưởng; hoặc (iv) tăng cường độ ánh sáng và giảm nhiệt độ trong phòng nuôi cấy.

1.4.4.4. Tính bất định về di truyền

Trong một số trường hợp nhân giống in vitro có xảy ra đột biến tế bào sôma một cách ngẫu nhiên. Thông thường khi nuôi cấy mô sẹo gặp nhiều đột biến hơn nuôi cấy mô đỉnh sinh trưởng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do kiểu di truyền của mô nuôi cấy; số lần cấy truyền càng nhiều thì tỷ lệ đột biến càng cao và loại mô cấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 giống lai giữa bạch đàn uro (eucalyptus urophylla) và bạch đàn pellita (eucalyptus pellita)​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)