Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Ảnh hƣởng của chế độ nuôi sáng – tối tới kết quả nhân chồi
Bạch đàn là loài cây trồng có khả năng tái sinh nhanh và theo các nghiên trước đây thì phương thức cấy hiệu quả nhất cho Bạch đàn là cấy dập, còn đối với Keo là cấy thẳng( Đoàn Thị Mai và cộng sự, 2011).
Đối với cây trồng ánh sáng là một trong những yếu tố tác dụng sinh lý mạnh. Nó là yếu tố được sử dụng để điều khiển quá trình ra hoa, sự tạo lá, biểu tượng này có liên quan đến sự ngủ nghỉ, mà sự ngủ nghỉ là hiện tượng sinh lý thông thường của thực vật, nhưng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhân giống in vitro. Một số kết quả thí nghiệm nhân giống gần đây cho thấy, chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng lớn đến kết quả nhân chồi Bạch đàn (Đoàn Thị Mai và cộng sự, 2011) và để xác định chế độ chiếu sáng thích hợp nhất cho các đối tượng nghiên cứu thì từ môi trường nuôi cấy cơ bản tốt nhất đã xác định được ở thí nghiệm trên là MS, đề tài tiến hành theo dõi ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng tới quá trình nhân chồi bạch đàn với 5 công thức sau:
CĐ1 : Chiếu sáng hoàn toàn
CĐ2(1:1:1) : 5 ngày sáng : 5 ngày tối : 5 ngày sáng CĐ3( 1:2:2) : 3 ngày sáng : 6 ngày tối : 6 ngày sáng CĐ4(1 :2 :1): 4 ngày sáng : 8 ngày tối : 4 ngày sáng CĐ5 : Tối hoàn toàn
Kết quả thí nghiệm được được tổng hợp ở bảng 3.4 sau đây:
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế độ nuôi sáng – tối tới kết quả nhân chồi Bạch đàn lai UP54 và UP99(sau 15 ngày cấy)
Dòng Chế độ
Chiều cao chồi
(cm) Số chồi/cụm Tb Sd Tb Sd UP54 CĐ1 1,41 0,1 6,05 1,7 CĐ2 1,83 0,2 9,03 1,3 CĐ3 2,31 0,1 9,52 1,4 CĐ4 2,50 0,1 9,60 2,0 CĐ5 2,91 0,1 7,05 1,7
Ftính = 45,23 > F 05 = 3,47 (Chiều cao chồi) Ftính = 24,54 > F05 = 3,47 ( Số chồi/cụm) UP99 CĐ1 1,15 0,1 7,5 1,8 CĐ2 1,71 0,1 9,3 0,9 CĐ3 2,16 0,1 9,35 0,7 CĐ4 2,32 0,1 9,41 0,8 CĐ5 3,14 0,1 7,12 2,1
Ftính = = 121,4 > F05 = 3,47 (Chiều cao chồi) Ftính = 18,7 > F05 = 3,47 ( Số chồi/cụm)
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất khác nhau đến sự sinh trưởng về chiều cao của cây. Đối với các dòng Bạch đàn lai nghiên cứu, ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng tới khả năng nhân chồi là rõ rệt. Công thức CĐ1 cho hệ số nhân chồi cũng như chiều dài chồi thấp nhất trong các công thức thí nghiệm: dòng UP54 chỉ đạt 6,05 chồi/cụm; dòng UP99 đạt 7,5 chồi/cụm, thân chồi có lóng ngắn, thấp, lá to do thời gian chiếu sáng nhiều, để lâu sẽ xuất hiện nhiều rễ ở thân chồi.
Với công thức CĐ2 thì cả hai chỉ tiêu quan sát là chiều cao chồi và số chồi/cụm đều tăng lên nhưng chỉ tiêu chiều cao chồi lại tăng không đáng kể do thời gian nuôi tối chưa đủ để tạo sự khác biệt về sinh trưởng chồi.
Trong khi đó ở công thức CĐ5 cho số lượng chồi/cụm ít nhất (UP54 có 7,05 chồi/cụm; UP99 có 7,12 chồi/cụm), thân chồi có lóng kéo dài, mảnh do quá trình nuôi tối kéo dài. Khi được nuôi dưỡng trong điều kiện thiếu ánh sáng nhiều các Auxin sẽ được kích thích hoạt động mạnh hơn, nó tạo hiện tượng ưu thế ngọn trong các mô nuôi cấy, sự sinh tổng hợp Xenlulo trong tế bào bị hạn chế do đó các chồi tạo thành thường mảnh, lóng dài, giòn.
CĐ3 tuy có thời gian nuôi tối hợp lý song thời gian nuôi sáng chưa đủ nên số chồi được tạo ra với hệ số nhân khá cao nhưng chiều cao chồi chưa đạt tiêu chuẩn cho quá trình ra rễ.
CĐ4 là chế độ nuôi sáng – tối cho hiệu quả nhân chồi tốt nhất: Dòng UP54 cho chiều cao chồi 2,5cm cao gấp 1,77 lần so với CĐ1 (1,41cm); Dòng UP99 chiều cao chồi 2,32cm cao gấp 2 lần so với CĐ1 (1,15cm) và hệ số nhân chồi vẫn đảm bảo. Ở công thức này cho tỷ lệ sáng /tối là phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào, tạo cho các chồi phát triển cân đối cả về số lượng và chất lượng chồi.
Kết luận: Từ kết quả thí nghiệm trên, đề tài đã xác định được chế độ nuôi sáng – tối có hiệu quả nhất cho bạch đàn lai UP54 và UP99 là : Sau khi
cấy nhân chồi nuôi sáng 4 ngày, sau đó nuôi tối 8 ngày và cuối cùng nuôi sáng tiếp 4 ngày nữa trước khi cấy chuyển vòng tiếp theo.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của chế độ nuôi sáng- tối tới hiệu quả nhân chồi UP99