Ảnh hưởng của thời điểm lấy mẫu trong năm tới kết quả khử trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 giống lai giữa bạch đàn uro (eucalyptus urophylla) và bạch đàn pellita (eucalyptus pellita)​ (Trang 51 - 53)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xác định phƣơng pháp khử trùng thích hợp

3.1.2 Ảnh hưởng của thời điểm lấy mẫu trong năm tới kết quả khử trùng

Thời điểm lấy mẫu trong năm có tính chất sự thành công của khả năng tái sinh chồi ban đầu. Vì thế, đề tài đã tiến hành thí nghiệm khử trùng vào các tháng trong năm theo mùa: xuân, hạ, thu, và đông để xác định mùa vụ vào mẫu thích hợp cho các đối tượng Bạch đàn nghiên cứu.

Kết quả thí nghiệm cho thấy trên cả 2 dòng UP54 và UP99, tháng 7 – 9 (hạ - thu) đạt hiệu quả khử trùng và bật chồi hữu hiệu tốt nhất, với tỷ lệ mẫu bật chồi là 15,76%, tỷ lệ mẫu nhiễm dưới 43 % và thời gian bật chồi là 28 ngày. Tiếp theo là tháng 4 - 6 (xuân – hạ) với tỷ lệ mẫu bật chồi là 12,53% song tỷ lệ mẫu nhiễm tương đối cao 52,56 %, cho dù thời gian bật chồi nhanh hơn 1 ngày (27 ngày) (Bảng 3.2). Những mẫu lấy ở cùng địa điểm và tiến hành khử trùng cùng một phương pháp nhưng vào các tháng mùa đông đến mùa xuân năm sau cho kết quả kém hơn rõ rệt: tỉ lệ nảy chồi chỉ đạt từ 3,24 đến 4,25 %, vì thời gian này là mùa khô, cây vật liệu gốc sinh trưởng chậm, các chồi thường ở trạng thái ngủ nghỉ sinh lý dẫn đến khả năng bật chồi giảm, đây cũng là khoảng thời gian hay xuất hiện bệnh bạc lá và một số nấm bệnh khác do đó ảnh hưởng đến kết quả của quá trình khử trùng mẫu vật.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng tái sinh chồi cho bạch đàn lai UP54 và UP99 (sau 25 ngày khử trùng)

Tháng Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) Tỷ lệ bật chồi hữu

hiệu (%) Thời gian bật chồi TB Sd TB Sd 1 – 3 53,84 4,33 3,24 1,23 30-32 ngày 4 – 6 52,56 3,67 12,53 2,12 25-28 ngày 7 – 9 42,91 3,21 15,76 2,24 25-27 ngày 10 - 12 65,24 3,25 4,25 2,31 32-36 ngày

Như vậy có thể thấy việc lựa chọn thời điểm vào mẫu trong năm phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sinh trưởng và sinh lý của cây giống vì nó quyết định hiệu quả của công tác khử trùng cũng như khả năng phân hoá tế bào để hình thành các cụm chồi hữu hiệu đạt tiêu chuẩn nhân giống.

Kết luận: Từ kết quả hai thí nghiệm trên đề tài đã xác định được phương pháp khử trùng tối ưu cho bạch đàn lai UP54 và UP99 là:

- Hóa chất khử trùng thích hợp là: HgCl2 0,1% trong 7 phút - Mùa vụ vào mẫu thích hợp là: Từ tháng 4 – 9 trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 giống lai giữa bạch đàn uro (eucalyptus urophylla) và bạch đàn pellita (eucalyptus pellita)​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)