Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6 Xác định môi trƣờng ra rễ
3.6.2. Ảnh hưởng phối hợp của IBA và ABT1 đến hiệu quả ra rễ của Bạch
đến1,5mg/l cho tỷ lệ ra rễ, số rễ TB và chiều dài rễ trung bình theo chiều hướng tăng dần. Nhưng khi tiếp tục tăng từ 1,5 lên 2,5mg/l cả ba chỉ tiêu theo dõi đều giảm, đặc biệt là khi tăng nồng độ lên 2,5mg/l IBA. Mặt cắt phần gốc của chồi cấy sùi to tạo thành cục mô sẹo, rễ tạo thành không dài. Nguyên nhân có thể do hàm lượng auxin ngoại sinh cao đã kìm hãm quá trình trao đổi chất và kìm hãm tế bào sinh rễ; rễ sinh ra ngắn, đầu rễ thâm đen.
Như vậy, môi trường ra rễ thích hợp nhất cho hai dòng Bạch đàn lai UP 54 và UP99 nếu chỉ bổ sung IBA là:
+ Dòng UP54 là môi trường: ½ MS* + 1,5 mg/l IBA + Dòng UP99 là môi trường : ½ MS* + 1,5 mg/l IBA
Hình 3.6. Ảnh hưởng của IBA đến hiệu quả ra rễ của bạch đàn lai UP99
3.6.2. Ảnh hưởng phối hợp của IBA và ABT1 đến hiệu quả ra rễ của Bạch đàn lai UP54 và UP99 đàn lai UP54 và UP99
ABT1 là chất điều hoà sinh trưởng có xuất xứ từ Trung Quốc, đây là chất kích thích hình thành rễ bất định. Hiện nay ABT1 được sử dụng rất nhiều
để tạo cây hoàn chỉnh trong nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, cũng như ở hầu hết các đơn vị làm công tác nhân giống cây rừng.
Với mục tiêu xác định được môi trường tốt cho tạo rễ, đề tài cũng đã dùng ABT1 ở các nồng độ 0,25; 0,5; 0,75 và 1 để bổ sung vào môi trường 1/2MS* + 1,5 mg/l IBA + 15 g/l đường + 4,1g/l agar, còn công thức không có ABT1 làm đối chứng. Kết quả thí nghiệm được tổng hợp tại Bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng phối hợp của IBA và ABT1 đến hiệu quả ra rễ Bạch đàn lai UP54 và UP99 (sau 15 ngày)
Dòng Môi trƣờng ABT1 (mg/l) Tỷ lệ chồi ra rễ (%) Số rễ TB (rễ/cây) Chiều dài TB của rễ (cm) Tb Sd Tb Sd Tb Sd UP54 ½ MS* + 1,5mg/l IBA + 0 63,00 1,3 2,34 0,8 1,09 0,1 0,25 90,18 2,2 2,86 0,2 1,15 0,1 0,5 68,15 1,3 2,7 0,8 0,91 0,1 0,75 57,78 2,2 2,63 0,3 0,71 0,1 1,0 51,11 2,2 2,53 0,3 0,63 0,1 Ftính = 85,71 > F05 = 3,47 (Tỷ lệ chồi ra rễ) Ftính = 5,02 > F05 = 3,47 ( Số rễ TB) UP99 ½ MS* + 1,5mg/l IBA + 0 64,47 1,3 2,46 0,8 0,99 0,02 0,25 72,59 1,2 2,74 0,5 1,07 0,04 0,5 91,25 1,3 3,21 0,8 1,17 0,2 0,75 61,48 1,3 2,85 0,3 0,87 0,1 1,0 49,63 2,6 2,73 0,6 0,73 0,1 Ftính = 162,81 > F05 = 3,47 (Tỷ lệ chồi ra rễ) Ftính = 4,6 > F05 = 3,47 ( Số rễ TB)
Phân tích kết quả thí nghiệm cho thấy: Nồng độ ABT1 ảnh hưởng không đồng đều đến hiệu quả ra rễ cho hai dòng bạch đàn lai UP. Khi ta cho thêm ABT1 vào môi trường đã có IBA thì cho hiệu quả ra rễ tốt hơn là sử dụng đơn lẻ IBA trong môi trường ra rễ. Với dòng UP54 thì ở nồng độ ABT1 cho hiệu quả tốt nhất là 0,25 mg/l với tỷ lệ chồi ra rễ đạt 90,18%, số rễ trung bình là 2,86 rễ/cây, chiều dài trung bình của rễ là 1,15 cm, còn dòng UP99 thì ở nồng độ 0,5mg/l cho hiệu quả cao nhất với tỷ lệ chồi ra rễ đạt 91,25%, số rễ trung bình là 3,21 rễ/cây, chiều dài trung bình của rễ là 1,17 cm. Rễ hình thành phát triển đồng đều, rễ to mập, màu trắng. Khi tăng nồng độ ABT1 tăng lên ta có thể nhận thấy các chỉ tiêu theo dõi đều giảm. Bổ sung ở nồng độ 1mg/l ABT1 làm rễ tạo thành bị thâm đen, rất ngắn sùi to ở gốc chồi.
Như vậy, môi trường ra rễ thích hợp cho hai dòng Bạch đàn lai UP54 và UP99 nếu phối hợp IBA và ABT1 là:
+ Dòng UP54 là môi trường: ½ MS* + 1,5mg/l IBA + 0,25mg/lABT1 + Dòng UP99 là môi trường: ½ MS* + 1,5mg/l IBA + 0,5mg/lABT1