Ảnh hƣởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ cây sống và chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 giống lai giữa bạch đàn uro (eucalyptus urophylla) và bạch đàn pellita (eucalyptus pellita)​ (Trang 75 - 78)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7. Ảnh hƣởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ cây sống và chiều

của cây con ở vƣờn ƣơm

Cây con ra rễ in vitro trong điều kiện nhân tạo được đưa ra nhà huấn luyện cho tiếp xúc với điều kiện ánh sáng tự nhiên trước khi cấy vào giá thể ngoài vườn ươm. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, nó có ý nghĩa thiết thực của việc ứng dụng quá trình vi nhân giống vào thực tiễn sản xuất. Đề tài thử nghiệm

1/2MS*+ IBA + ABT1

1/2MS*+ IBA + NAA

ảnh hưởng của 5 công thức thời gian huấn luyện cây con như sau: (i) không huấn luyện và (ii) huấn luyện 4, 8, 12 và 16 ngày để theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con ở vườn ươm. Cây con sau khi được huấn luyện theo các công thức trên được cấy vào giá thể cát và bầu đất, chăm sóc tại vườn ươm tương tự như đối với các đối tượng Bạch đàn khác (Đoàn Thị Mai và cộng sự 2011). Kết quả thu được sau 4 tuần sau khi cây con được cấy vào giá thể được trình bày ở Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ cây sống và chiều cao của cây con ở vườn ươm (sau 1 tháng cấy vào giá thể)

Dòng Thời gian huấn luyện ( ngày)

Tỷ lệ cây sống (%) Chiều cao TB (cm)

Tb Sd Tb Sd UP54 0 → 4 45,6 1,26 6,26 2,28 4 → 8 75,7 2,24 6,30 1,55 8→12 93,3 2,24 6,43 0,14 12 → 16 92,2 1,27 6,40 0,19 Ftính = 25,35 > F05 = 4,07 (Tỷ lệ cây sống) Ftính = 15,32 > F05 = 4,07 ( Chiều cao TB) UP99 0 → 4 42,3 2,22 6,28 0,62 4 → 8 70,9 1,28 6,29 1,21 8→12 90,4 1,28 6,33 2,21 12 → 16 88,5 2,57 6,24 1,42 Ftính = 24,46 > F05 = 4,07 (Tỷ lệ cây sống) Ftính = 36,12 > F05 = 4,07 ( Chiều cao TB)

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy: Thời gian huấn luyện có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ sống của cây con tại vườn ươm. Cây không được huấn luyện đạt tỷ lệ sống rất thấp( đạt 45,6% với dòng UP54 và 42,3% với dòng UP99).Tỷ lệ

cây sống tăng lên khi kéo dài thời gian huấn luyện và đạt tỷ lệ sống cao nhất khi cây được huấn luyện trong khoảng thời gian từ 8– 12 ngày: dòng UP54 có tỷ lệ cây sống 93,3% gấp 2,04 lần; dòng UP99 có tỷ lệ cây sống 90,4% gấp 2,08 lần so với tỷ lệ cây sống của cây con được huấn luyện từ 0 – 4 ngày (cho tỷ lệ cây sống thấp nhất). Cây được huấn luyện trong khoảng thời gian này cho bộ rễ phát triển cân đối, rễ mập, cây đanh. Tỷ lệ này bắt đầu giảm nếu thời gian huấn luyện lên tới 16 ngày. Qua quan sát thấy với thời gian huấn luyện nhiều hơn 16 ngày rễ của cây con trong bình thường bị đen, xuất hiện nhiều rễ chết.

Hình 3.9. Bạch đàn ra rễ được huấn luyện trước khi cấy vào giá thể

Hình 3.10. Cây con UP54 và UP99 ngoài vườn ươm

Như vậy, thời gian huấn luyện đến tỷ lệ cây sống và chiều cao cây con ở vườn ươm hiệu quả nhất là khoảng thời gian từ 8 – 12 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 giống lai giữa bạch đàn uro (eucalyptus urophylla) và bạch đàn pellita (eucalyptus pellita)​ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)