Xác định môi trƣờng nuôi cấy cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 giống lai giữa bạch đàn uro (eucalyptus urophylla) và bạch đàn pellita (eucalyptus pellita)​ (Trang 53 - 54)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Xác định môi trƣờng nuôi cấy cơ bản

Để nhân giống cho các đối tượng Bạch đàn lai mới được chọn tạo, việc tìm ra môi trường cụ thể cho từng đối tượng ở từng giai đoạn nuôi cấy là rất quan trọng. Do vậy đề tài chọn 3 loại môi trường thông thường và hay dùng trong nuôi cấy mô cây gỗ là: B5, WPM và MS, từ đó tìm ra môi trường nuôi cấy cơ bản thích hợp cho quá trình nhân nhanh các đối tượng nghiên cứu.Các chỉ tiêu được theo dõi để đánh giá lựa chọn môi trường phù hợp: hệ số nhân chồi (HSNC) và chiều cao TB chồi.

Kết quả thí nghiệm được tổng hợp tại bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của loại môi trường đến khả năng nhân chồi bạch đàn lai UP54 và UP99 (sau 15 ngày cấy chuyển)

Môi trƣờng Số mẫu/ lặp UP54 UP99 HSNC (lần) Chiều cao TB chồi HSNC (lần) Chiều cao TB chồi TB Sd TB Sd TB Sd TB Sd MS 45 1,18 0,12 2,21 0,21 1,21 0,04 2,17 0,11 WPM 45 0,94 0,14 1,65 0,10 1,04 0,03 1,69 0,10 B5 45 0,79 0,11 1,57 0,12 0,95 0,16 1,54 0,11 Ftính = 38,9 > F05 = 5,14(HSNC) Ftính= 24 > F05 = 5,14(HSNC)

Bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy: Ở cả ba loại môi trường thì môi trường MS cho hệ số nhân chồi cao nhất cho cả hai đối tượng nghiên cứu, tiếp đến là môi trường WPM và thấp nhất là môi trường B5. Ở môi trường MS

dòng UP54 cho HSNC 1,18 lần và chiều cao TB chồi là 2,21 cm; dòng UP99 cho HSNC 1,21 lần và chiều cao TB chồi là 2,17 cm. Thấp nhất ở môi trường B5 (UP54 là 0,79 lần và 1,57cm; UP99 là 0,95 lần và 1,54 cm)

Môi trường MS là môi trường cơ bản đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật đặc biệt cho nhiều loài cây rừng vì nó có thành phần và tỷ lệ các chất khoáng, vitamin được bổ sung khá phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng cho các đối tượng nghiên cứu. Trong khi đó môi trường B5 là môi trường nghèo dinh dưỡng, không có vitamin. Chính vì vậy mà môi trường B5 cho kết quả thấp hơn cả.

Kết luận: Từ kết quả thí nghiệm trên, đề tài đã xác định được môi trường nuôi cấy cơ bản thích hợp nhất cho hai dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 là môi trường MS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99 giống lai giữa bạch đàn uro (eucalyptus urophylla) và bạch đàn pellita (eucalyptus pellita)​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)