Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5 Các bƣớc nhân giống in vitro cho Bạch đàn lai UP54 và UP99
2.5.1 Các công thức thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Xác định phương pháp khử trùng thích hợp cho 2 dòng bạch
Các thí nghiệm bố trí với 3 lần lặp, 45 mẫu/ lặp, các mẫu được quan sát hàng ngày trong tuần.
Ảnh hưởng của hóa chất, nồng độ và thời gian tới kết quả khử trùng:
Thí nghiệm được tiến hành với 2 loại hoá chất là HgCl2 và Ca(ClO)2, ở các nồng độ và thời gian khác nhau.
Ảnh hưởng của thời điểm lấy mẫu trong năm tới kết quả khử trùng:
Thí nghiệm tiến hành lấy mẫu vào các tháng 1-3; 4-6; 7-9; 10-12 trong năm theo bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông
Thí nghiệm 2: Xác định môi trường tái sinh chồi ban đầu cho 2 dòng bạch
đàn lai UP54 và UP99
Thí nghiệm được tiến hành trên 3 loại môi trường có bổ sung 30 g/l đường và 3,7g/l thạch, không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, bố trí ba công thức với 3 lần lặp, 45 mẫu/ lặp.
Công thức 1: Môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962) Công thức 2: Môi trường B5 (Gamborg)
Công thức 3: Môi trường WPM (Woody Plant Medium, 1980)
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chế độ nuôi sáng - tối tới kết quả nhân chồi
cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99
Từ môi trường nuôi cấy cơ bản tốt nhất đã được xác đinh và ở điều kiện thí nghiệm với số giờ chiếu sáng 10-12 giờ/ngày, đề tài tiến hành các thí nghiệm với 3 lần lặp, 45 mẫu/lặp cùng các chỉ tiêu theo dõi: chiều dài chồi (cm) và số chồi /cụm theo 5 công thức sau:
CĐ1 : Chiếu sáng hoàn toàn
CĐ2(1:1:1) : 5 ngày sáng : 5 ngày tối : 5 ngày sáng CĐ3( 1:2:2) : 3 ngày sáng : 6 ngày tối : 6 ngày sáng CĐ4(1 :2 :1): 4 ngày sáng : 8 ngày tối : 4 ngày sáng CĐ5 : Tối hoàn toàn
Thí nghiệm 4: Xác định môi trường nhân nhanh số lượng chồi cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99
Đề tài sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp 2 chất điều hòa sinh trưởng: BAP (6 – Benzyl Amino Purine) và Kinetin, ở các nồng độ khác nhau, bố trí với 3 lần lặp, 45 mẫu/ lặp và nuôi ở chế độ sáng – tối tốt nhất đã được xác định ở thí nghiệm trên
Ảnh hưởng của BAP đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu
Ảnh hưởng phối hợp của BAP + Kinetin đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu
Thí nghiêm 5: Xác định môi trường nâng cao chất lượng chồi cho 2 dòng
bạch đàn lai UP54 và UP99
Các thí nghiệm phối hợp với 3 chất kích thích sinh trưởng: BAP, Kinetin và NAA (1-Naphthaleneacetic Axit)/ IAA (1H-Indole-3-Acetic Axit), ở các nồng độ khác nhau, bố trí với 3 lần lặp, 45 mẫu/lặp.
Ảnh hưởng tổng hợp 3 nhân tố giữa BAP + Kinetin + NAA đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu.
Ảnh hưởng tổng hợp 3 nhân tố giữa BAP + Kinetin + IAA đến hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu.
Thí nghiêm 6: Xác định môi trường ra rễ cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và
UP99
Các thí nghiệm được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp chất Auxin: IBA (3
– Indole Butyric Acid) với ABT1, NAA & IAA, ở các nồng độ khác nhau, bố
trí với 3 lần lặp, 45 mẫu/ lặp.
Ảnh hưởng của IBA đến tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình và chiều dài trung bình/chồi.
Ảnh hưởng phối hợp của IBA với một trong các chất kích thích sinh trưởng: ABT1, NAA, IAA đến hiệu quả ra rễ
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống và chiều cao của cây con ở giai đoạn vườn ươm cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99
Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của 4 khoảng thời gian huấn luyện, với 3 lần lặp, 45 mẫu/lặp.