Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.8. Thảo luận chung
Trong quy trình nhân giống in vitro thì khâu vào mẫu đóng vai trò tạo vật liệu nuôi cấy khởi đầu cho quy trình. Việc lựa chọn chế độ khử trùng thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lơi cho các khâu sau. Thông thường người ta hay sử dụng NaClO, Ca(OCl)2, HgCl2, H2O2 ở các nồng độ và thời gian khác nhau.
Ở đây đề tài sử dụng hai loại hóa chất: HgCl2 (nồng độ 0,1% và 0,05%) và Ca(OCl)2 (nồng độ 5% và 10%). Kết quả cho thấy HgCl2 cho hiệu quả khử trùng cao hơn. Hóa chất, nồng độ và thời gian khử trùng thích hợp cho hai dòng Bạch đàn lai UP54 và UP99 là HgCl2 0,1% khử trùng trong thời gian từ 7 phút. Bên cạnh chọn đúng hóa chất và nồng độ khử trùng thích hợp, thì đề tài cũng nhận thấy thời điểm lấy mẫu trong năm cũng ảnh hưởng tới rất lớn tới kết quả khử trùng , thời điểm lấy mẫu thích hợp là từ tháng 4 – 9 trong năm, bởi vì thời điểm này là các chồi của cây phát triển mạnh
Nuôi cấy in vitro có ưu điểm vượt trội là hệ số nhân giống cao vì vậy
mà việc tìm ra môi trường nuôi cấy cơ bản cũng như môi trường nhân nhanh, nâng cao chất lượng chồi là rất quan trọng. Xuất phát từ việc xác định được môi trường nuôi cấy cơ bản là MS, đề tài đã thay đổi và bổ sung thêm một số chất điều hòa sinh trưởng, vitamin, PVP… tạo ra môi trường MS cải tiến (MS*).
Thí nghiệm xác định môi trường nhân nhanh chồi sử dụng BAP đóng vài trò chủ đạo và có thêm các Cytokine khác phối hợp cùng. Kết quả cho thấy sự có mặt phối hợp của cả BAP và Kn có ảnh hưởng lớn đến HSNC và TLCHH. Tuy nhiên do đặc điểm di truyền của mỗi dòng không giống nhau
tạo phản ứng khác nhau với cùng môi trường , nồng độ nuôi cấy. Chính vì vậy HSNC của mỗi dòng nghiên cứu cũng có sự sai khác, bên cạnh xác định được loại môi trường thích hợp cho nhân nhanh chồi, thì đề tài cũng nhận thấy phương pháp cấy cũng ảnh hưởng tới kết quả nhân nhanh chồi, kết quả cho thấy cấy dập cho kết quả nhân chồi cao hơn so với cấy thẳng, do khi cấy dập diện tích tiếp xúc của các tế bào với môi trường cao hơn, các chồi nuôi cấy được hấp thu và trao đổi tối đa các nguồn dinh dưỡng có trong môi trường nuôi cấy. Mặt khác, do các chồi được cắt thành nhiều đoạn (mỗi đoạn bao
gồm 1 đốt lá có mắt ngủ) tại mỗi mắt này sẽ tạo nên một cụm chồi gồm nhiều
chồi nhỏ.
Trong môi trường nâng cao chất lượng chồi thì việc bổ sung NAA có hiệu quả hơn so với IAA ở cả hai dòng Bạch đàn UP nghiên cứu
Trong môi trường ra rễ thì sự phối hợp của IBA +ABT1 lại cho hiệu quả ra rễ tốt hơn tổ hợp IBA + NAA. Mặc dù tổ hợp IBA +NAA cũng cho hiệu quả ra rễ cao song tốc độ ra rễ chậm hơn khi dùng có bổ sung ABT1.
Kết quả đề tài cũng cho thấy trong môi trường nhân chồi cũng như ra rễ khi đã sử BAP (hay IBA) làm nhân tố chủ đạo thì các Auxin hay Cytokin phối hợp cùng thường chỉ sử dụng có hiệu quả nếu bổ sung ở nồng độ thấp (0 – 0,5 mg/l). Nếu bổ sung ở nồng độ cao hơn thường gây ức chế sự nhân chồi hay ra rễ, chất lượng chồi, cây giảm.
Bên cạnh đó thì chế độ nuôi trong phòng cũng như chế độ huấn luyện cây trước khi đem trồng vào giá thể cũng có những ảnh hưởng rất lớn. Thời gian huấn luyện phù hợp (8 – 12 ngày) giúp cây cứng cáp, bộ rễ phát triển cân đối , giúp cây làm quen và thích nghi dần với môi trường tự nhiên bên ngoài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô cho 2 dòng bạch đàn lai UP54 và UP99, đề tài rút ra một số kết luận sau:
1.Loại hóa chất, nồng độ và thời gian khử trùng có ảnh hưởng đến kết quả khử trùng mẫu vật: Phương thức khử trùng tốt nhất cho Bạch đàn lai UP54 và UP99 là sử dụng dung dịch HgCl2 0,1% trong 7 phút.
2.Thời điểm lấy mẫu trong năm có ảnh hưởng tới kết quả khử trùng mẫu vật: Thời điểm lấy mẫu thích hợp cho Bạch đàn lai UP54 và UP99 là từ tháng 4 – 9 trong năm
3.Chế độ nuôi sáng – tối có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả nhân chồi: Chế độ nuôi 4 ngày sáng : 8 ngày tối : 4 ngày sáng là tốt nhất cho Bạch đàn lai UP54 và UP99
4.Cho dù cùng là Bạch đàn lai UP song phản ứng với môi trường nuôi cấy của từng dòng là không giống nhau:
* Môi trường nhân nhanh chồi thích hợp
+ Dòng UP54 là: MS* + 30 g/l đường + 3,7 g/l agar + 1,0 mg/l BAP + Dòng UP99 là: MS* + 30 g/l đường + 3,7 g/l agar + 1,5 mg/l BAP + 0,5 mg/l Kn
* Môi trường nâng cao chất lượng chồi thích hợp
+ Dòng UP54 là: MS* + 1,0 mg/l BAP + 0,25 mg/l NAA
+ Dòng UP99 là: MS* + 1,5 mg/l BAP + 0,5 mg/l Kn + 0,25 mg/l NAA * Môi trường ra rễ thích hợp:
+ Dòng UP54 là : ½ MS* +15 g/l đường + 4,1 g/l agar + 1,5 mg/l IBA + 0,25 mg/l ABT1
+ Dòng UP99 là: ½ MS* +15 g/l đường + 4,1 g/l agar + 1,5 mg/l IBA + 0,5 mg/l ABT1
5. Thời gian huấn luyện để cây ra rễ thích nghi dần với điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con trong giai đoạn vườn ươm: Với hai dòng Bạch đàn lai UP54 và UP99 chồi non sau khi ra rễ được huấn luyện 8 -12 ngày trước khi cấy vào giá thể cho tỷ lệ sống cao nhất.
Kiến nghị
1.Tiếp tục nghiên cứu nhân giống in vitro cho các dòng Bạch đàn lai
khác nữa để hoàn thiện quy trình nhân giống cho các dòng Bạch đàn lai mới được công nhận là giống TBKT
2. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương pháp nhân giống, rút ngắn công đoạn để giảm bớt giá thành cây con in vitro => Người dân dễ tiếp nhận giống đưa vào trồng rừng sản xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Bá (2006) Hình thái học thực vật. Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Nguyễn Việt Cường, 2006. Nghiên cứu lai giống một số loài Bạch đàn,
thông, keo.Báo cáo tổng kết đề tài, Hà Nội. 137 trang.
3. Lê Văn Chi, 1992. Cách sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và vi lượng
hiệu quả cao. NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Dương Mộng Hùng, 1993. Chọn cây trội và nhân giống bằng nuôi cấy
mô tế bào cho hai loài Bạch đàn E. camaldulensis và E. Urophylla.
Báo cáo đề tài, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
5. Lê Đình Khả, 1970. Di truyền và chọn giống cây rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp.
6. Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường, 2001. Ưu thế lai về sinh trưởng và tính chống chịu của một số tổ hợp lai khác loài ở Bạch đàn. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 41- 43.
7. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai 2002. Một số phương thức nhân giống sinh dưỡng trong sản xuất lâm nghiệp. Công nghệ nhân và sản xuất giống cây trồng, giống cây lâm nghiệp và giống vật nuôi. Nhà xuất bản
Lao động xã hội (Chủ biên: Ngô Thế Dân, Lê Hưng Quốc). Hà Nội (2002), tr. 166-182.
8. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003. Giống cây rừng. NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
9. Lê Đình Khả và cộng sự, 2003. Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10.Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh và Nguyễn Việt Cường, 2005. Cải thiện giống bạch đàn cho các chương trình trồng rừng ở Việt Nam.KHCN NN&PTNT 20 năm đổi mới- Bộ NN&PTNT – tập 5: trang 169-178.
11.Lê Đình Khả (2006) Lai giống cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 12. Trần Văn Minh (1999) Công nghệ tế bào thực vật. Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh- Trường ĐH Nông Lâm.
13. Đoàn Thị Mai và cộng sự, 2000. Kết quả bước đầu về nhân giống Bạch đàn lai bằng phương pháp nuôi cấy mô phân sinh. Tạp chí Lâm nghiệp, (số 10/2000), tr. 46-47.
14. Đoàn Thị Mai và cộng sự (2005), “Bước đầu ứng dụng công nghệ mô - hom trong nhân giống Trầm hương”, Tạp chí NN&PTNT (số 2), tr. 57-67. 15. Đoàn Thị Mai và cộng sự, 2011. Nhân giống cho một số giống cây
rừng mới được chọn tạo bằng nuôi cấy mô tế bào. Tạp chí KHLN số
đặc biệt 2011, pp 1509 – 1518.
16. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, Hoàng Chương (1993), Kết quả khảo nghiệm loài và xuất xứ bạch đàn giai đoạn 1990-1992, Báo cáo
khoa học, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 41 trang.
17. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 120 trang.
18. Vũ Ngọc Phượng và cộng sự, (2002), “Nhân giống in vitro cây Tre tàu (Sinocalamus latiflorus) và Tre mạnh tông (Dendrocalamus asper)”,
Tạp chí sinh học (số 6), tr. 59-64.
19. Hồ Văn Giảng, Vũ Thị Huệ, (2006), “Xây dựng qui trình nhân giống cây Gió trầm bằng kỹ thuật nuôi cấy mô-tế bào”, Tạp chí Nông nghiệp
& phát triển nông thôn, (số đặc san 1-2006).
20. Nguyễn Dương Tài,1994. Bước đầu khảo nghiệm xuất xứ Bạch đàn
E.urophylla tại vùng nguyên liệu giấy trung tâm miền Bắc Việt Nam.
Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Đại học lâm nghiệp,153 trang. 21. Nguyễn Quang Thạch, 1995. Công nghệ sinh học thực vật. NXB Nông
22. Nguyễn Quang Thạch, 2000. Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Nguyễn Đức Thành, 2000. Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghiên cứu và ứng dụng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Đoàn Thị Ái Thuyền và cộng sự, 2005. Nhân giống vô tính cây Hông
(Paulownia fortunei Hemsi) bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí sinh học, (số 9), tr. 46-50.
25. Vũ Văn Vụ, 1994. Sinh lý học thực vật. Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ
thuật, Hà Nội, tr. 182 - 237.
26. Nguyễn Văn Uyển, 1993. Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
27. Darus H. Ahmad 1994. Multiplication of Acacia mangium by stem cutting and tissue culture techniques. Advances in tropical acacia research, pp. 32-34.
28. Harwood, C.E, 1998. Eucalyptus pellita – An annotated bibliography.
CSIRO Forestry and Forest products, Australia, 69pp.
29.Glori A.V., 1993. The Eucalyptus tree improvemenbt of PICOP. In
Proceeding of the Regional Symposium on Resent Advences in “Mass
Multiplication of Forest Trees for plantation Programes”: Ed.by David son. J.(ed): UNDP/FAO, Los Banos, Philippines, pp.253 -261.
30. Gamborg. O. L, G. C. Phillips 1997. Plant Cell, Tissue and Organ culture-bG Fundamental Methods cell spinger. Lab Manual.
31. Ikemori Y. K. 1987. Epicormic shoots from branches of Eucalpytus grandis as an explant source for in vitro culture. Commw. For. Rev.
32. Litvay J. D et al. 2002. Plant cell and tissue culture media. Duchefa
Biochemie, Hofmanweg 71 2031 BH Haarlem, The Netherlands, p. 44. 33. Lloyd G and McCown B 1980. Commercially - feasible
micropropagation of mountain laurel, Kalmia latifolia, by use of shoot - tip culture. Int. Plant. Proc. 30, pp. 410 - 421.
34. Murashige T. and Skoog F. 1962. A resied medium for rapid growth and bioassays wirh tobacco tissue cultures. Physiol. Plant (15), pp.
473-495.
35. Street 1974. Plant tissue and cell culture. Bormonogrvol, Black well
scient, London.
36. Trindate, H. Ferreina, J. G. Pais, M. S. Aloni R. 1990. The role of Cytokinin and auxin in rapid multiplication of shoots of Eucalyptus globolus grown in vitro. Aust. For. 53(4), pp. 221-223.