Chính sách phát triển biên mậu của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 26 - 30)

1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam Trung Quốc

1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc

1.2. Những nhân tố thúc đẩy hoạt động biên mậu

1.2.2.1. Chính sách phát triển biên mậu của Trung Quốc

Nhờ vào lợi thế có đường biên giới trải dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia, hoạt động kinh tế biên mậu của Trung Quốc có một lịch sử phát triển lâu đời. Cùng với việc Trung Quốc thực hiện mở cửa mạnh mẽ hơn với thế giới bên ngoài vào những năm đầu của thập kỷ 1990, hoạt động kinh tế biên mậu

đã có sự phát triển rất nhanh, từng bước trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực biên giới và đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện mục tiêu được Trung Quốc đặt ra “phát triển khu vực biên giới, xây dựng một xã hội giàu mạnh, làm lợi cho quốc gia và đem lại sự ổn định cho đất nước’’. Ngoài chính sách tạo lập và quy định đối với hoạt động kinh tế biên mậu, việc cải thiện và tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia có chung đường biên cũng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động kinh tế biên mậu của Trung Quốc. Việc ban hành các chính sách thúc đẩy kinh tế biên mậu của Trung Quốc ngoài mục tiêu khai thác lợi thế của các tỉnh biên giới, cải thiện đời sống cư dân vùng biên còn nhằm mục đích thống nhất quản lý hoạt động này trong chiến lược phát triển chung của ngành ngoại thương cả nước.

Thông tư của Hội đồng Nhà nước về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế biên mậu được ban hành năm 1996 quy định rằng Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (MOFTEC) cùng với các cơ quan liên quan kịp thời nghiên cứu và đề ra các chính sách và quản lý vĩ mô đối với hoạt động kinh tế biên mậu và hợp tác kinh tế kỹ thuật tại khu vực biên giới. Thông tư này quy định những nội dung chính sau:

Thuế quan và các ƣu đãi thuế

Đối với các hàng hoá nhu yếu phẩm hàng ngày nhập khẩu từ các nước có chung đường biên giới dưới hình thức trao đổi của dân cư biên giới được miễn các loại thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nếu giá trị hàng hoá không quá 1000 nhân dân tệ/người/ngày. Nếu lớn hơn hạn mức này thì giá trị vượt quá sẽ phải chịu thuế với mức thuế suất theo quy định. Mức hạn định này sau đó đã được điều chỉnh lên đến 3000 nhân dân tệ.

Ngoại trừ thuốc lá, rượu, mỹ phẩm và các hàng hoá khác chịu sự quản lý chung về thuế của Nhà nước, hàng hoá do các nước khác sản xuất nhập

khẩu qua hoạt động kinh tế biên mậu với số lượng nhỏ sẽ được giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng [15, tr109].

Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua hoạt động kinh tế biên mậu với số lƣợng nhỏ

- Các quy định về năng lực của doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh tế biên mậu với số lượng nhỏ: vốn đăng ký từ 500.000 nhân dân tệ trở lên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhất định, có đủ năng lực về phương tiện và các điều kiện tài chính cần thiết. Doanh nghiệp cần phải có hệ thống quản lý và đội ngũ nhân sự tốt để đáp ứng những yêu cầu của các hoạt động kinh tế biên mậu [15, tr109].

- Bộ Ngoại thương và Hợp tác Quốc tế (MOFTEC) quyết định số lượng doanh nghiệp được phép tiến hành hoạt động kinh tế biên mậu với số lượng nhỏ. Trong mức hạn định này, tự các tỉnh vùng biên sẽ xem xét và cấp phép nhưng phải trình lên MOFTEC để kiểm tra.

- Ngoại trừ những hàng hoá tuân theo các yêu cầu thống nhất, các hoá chất phục vụ cho nhu cầu quân sự và dân dụng, các chất gây nghiện, hệ thống hạn ngạch và giấy phép kiểm soát hoạt động xuất khẩu trong phạm vi số lượng nhất định đều bị bãi bỏ. Sở Ngoại thương và quản lý kinh tế của các tỉnh và vùng biên giới ban hành các văn bản hướng dẫn thay thế.

- Việc nhập khẩu hàng hoá bị hạn chế theo hạn ngạch hoặc giấy phép, hoặc hạn chế về số lượng trong một mức hạn định do Sở Ngoại thương và quản lý kinh tế của các tỉnh và vùng biên giới được phép của MOFTEC chịu trách nhiệm ban hành giấy phép nhập khẩu.

- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu biên mậu được hưởng các chính sách hoàn thuế áp dụng cho các giao dịch thông thường theo các thủ tục hoàn thuế chung.

Quản lý hoạt động hợp tác kinh tế và kỹ thuật với nƣớc ngoài tại khu vực biên giới

- Các doanh nghiệp ở khu vực biên giới hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và kỹ thuật với nước ngoài phải trình lên Bộ Ngoại thương và Hợp tác Quốc tế để xem xét, phê duyệt.

- Hàng hoá nhập khẩu theo hình thức hợp tác kinh tế và kỹ thuật biên giới được hưởng các chính sách ưu đãi khấu trừ hoặc miễn thuế áp dụng đối với hoạt động kinh tế biên mậu với số lượng nhỏ và không có bất cứ hạn chế nào về loại hình và phạm vi thương mại.

Các quy định đề cập ở trên đã tạo những sự thay đổi đáng kể trong việc quản lý hoạt động kinh tế biên mậu. Nhờ đó, thị trường biên mậu được dần hình thành theo trật tự và quy chuẩn và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đã được nâng cao đáng kể.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc thực thi đầy đủ các cam kết theo quy định về hệ thống thương mại đa biên của WTO. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, các quy định và chính sách trong nước, chính sách biên mậu được xây dựng để phù hợp với các tiêu chuẩn chung của WTO cũng như điều kiện riêng của Trung Quốc để phát triển kinh tế của khu vực biên giới và cải thiện đời sống của nhân dân. Quan điểm đối với hoạt động kinh tế biên mậu của Trung Quốc là: “chỉ để đáp ứng nhu cầu của cư dân hai địa phương biên giới” nên sau khi gia nhập WTO, về cơ bản, hạn ngạch và các ưu đãi thuế quan được bãi bỏ với tỷ lệ thực thi là 15%/năm; tuy nhiên trong ngắn hạn khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến để phát triển “chiều sâu” kinh tế các tỉnh biên giới [15, tr133].

Trong việc tổ chức thực hiện: các chính sách biên mậu ngày càng được quy phạm hoá, rõ ràng hơn, minh bạch hơn và được thực hiện nhất quán theo hướng thu hẹp quyền hạn của địa phương.

Phương pháp quản lý đối với hoạt động kinh tế biên mậu sau khi gia nhập WTO: quản lý trên cơ sở động thái, biến động của thị trường để cấp giấy

phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch,… với một số sản phẩm hàng hoá quy về hoạt động thương mại bình thường.

Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi vẫn tồn tại để khai thác thế mạnh của từng vùng biên giới nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với ưu đãi tối huệ quốc;

- Tuân thủ các ràng buộc của các hiệp định song phương;

- Phù hợp với đặc trưng của các địa phương và trình độ phát triển của các nước. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực trong việc phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước có chung đường biên giới thông qua các sáng kiến về việc thành lập Khu vực mậu dịch Tự do Asean - Trung Quốc vào năm 2010 (trong đó bắt đầu thực hiện chương trình thu hoạch sớm từ năm 2004) hay thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập để Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới được hưởng lợi từ các chính sách thông thoáng hơn, nhằm mục đích tạo ra những thay đổi to lớn trong việc phát triển kinh tế khu vực biên giới [15, tr162].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)